Chia sẻ những tip thiết thực

Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 7 – Đề 5

0

Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 7

Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 7 – Đề 5 với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Lý khác nhau do Tip.edu.vnbiên soạn nhằm hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức đã được học, ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 7.

Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lí 7 – Đề 5

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?

Câu 2. Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo

Câu 3.

a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng

b) Hãy trình bày cách cắm 3 cái kim thẳng hàng trên bàn mà không dùng thước thẳng

Câu 4. Điền vào chỗ trống: màng nhĩ, dao động, não

Khi một vật………….., các lớp không khí xung quanh vật dao động theo

Các dao động này truyền đến tai làm cho…………. dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên…………, khiến ta cảm nhận được âm thanh

Câu 5.

a) Tần số là gì? Đơn vị đo tần số? Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số hay biên độ dao động âm? Em hãy nói rõ mối quan hệ đó?

b) Theo em, khi người nghệ sĩ dùng đàn ghi-ta để đánh một bản nhạc thì họ làm thế nào để có được âm thanh khi trầm, khi bổng, khi to, khi nhỏ?

Câu 6. Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng

Câu 7. Để đo độ sâu của đáy biển, người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc: “Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên tàu, khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đất liền với máy phát”. Tính độ sâu của đáy biển, biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 6 giây và vận tốc siêu âm truyền trong sóng biển là 1500m/s.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Vật lí 7

Câu 1.

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt ta

Câu 2.

Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm, cục than hồng. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đèn neon, hồ quang điện, màn hình vi tính, đèn pin, đèn tín hiệu giao thông

Câu 3.

Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Trước hết ta cắm 2 kim vào 2 điểm đầu và cuối cần cắm. Sau đó dùng mắt ngắm và điều chỉnh để cắm cây thứ 3 cho thẳng hàng (khi chỉ nhìn thấy một kim đầu tiên)

Câu 4.

Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận được âm thanh

Câu 5.

Số lần dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hz)

Âm bổng, âm trầm liên quan đến tần số của âm

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn

Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ

Khi người nghệ sĩ dùng đàn ghi-ta để đánh một bản nhạc thì họ đã bấm vào các nút khác nhau và gẩy thì ta được các âm trầm bổng khác nhau. Khi gảy đàn mạnh hoặc nhẹ, thì ta nghe tiếng đàn phát ra to, nhỏ khác nhau

Câu 6.

Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: Giảm độ to của âm, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác

Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng: Đặt đồng hồ trong hộp kín thả lơ lửng trong nước, ta vẫn nghe tiếng đồng hồ chạy

Câu 7. Quãng đường siêu âm truyền trong nước biển trong 6s là:

S = v.t = 1500.6 = 9000 (m)

Vì siêu âm truyền cả đi lẫn về nên độ sâu của biển là: H = S/2 = 4500 (m)

Leave a comment