Chia sẻ những tip thiết thực

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 8 năm 2022 – Tất cả các môn

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 8 năm 2022 được Tip.edu.vnsưu tầm và chọn lọc. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 8 này gồm 11 môn giúp các em học sinh khái quát lại toàn bộ kiến thức môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin Học, Hóa học, Vật Lý,…. trong học kì 2.

Xem chi tiết từng đề cương:

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 số 1

I/ PHÂN MÔN VĂN

* Yêu cầu:

1/ Văn bản thơ:

  • Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
  • Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
  • Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

2/ Văn bản nghị luận:

a. Phân biệt các thể loại: Chiếu – Hịch – Cáo -Tấu

  • Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
  • Khác về mục đích:
    • Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
    • Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
    • Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
    • Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
  • Khác về đối tượng sử dụng:
    • Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
    • Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

  • Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
  • Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” – Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

  • Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.
  • Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng
    • Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
  • Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.
  • Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.

d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:

1. Các kiểu câu

  • Câu nghi vấn
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Câu phủ định
  • Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

2. Hành động nói:

a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

b. Các kiểu hành động nói

  • Hỏi
  • Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)
  • Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức, …)
  • Hứa hẹn.
  • Bộc lộ cảm xúc.

c. Cách thực hiện hành động nói:

  • Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).
  • Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).
  • Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.

3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp:

a. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại:

  • Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
  • Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
    • Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
    • Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).

b. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại.

  • Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

c. Lượt lời trong hội thoại:

  • Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
  • Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
  • Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

4. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.

  • HS cần nắm được những tác dụng sau:
    • Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
    • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
    • Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
    • Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

5. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

  • Yêu cầu: Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập và xem lại các dạng bài tập đã làm (câu chia theo mục đích nói, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt lô-gíc).

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

1.Thuyết minh:

  • Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

* Danh lam thắng cảnh:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

* Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b/ Thân bài:

  • Nguyên liệu
  • Cách làm
  • Yêu cầu thành phẩm

c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

2. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận à vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).

* Chứng minh:

  • Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.
  • Dàn ý

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh

b/ Thân bài:

  • Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giải thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng …
  • Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)
    • Dẫn chứng 1 (D/c lịch sử)
    • Dẫn chứng 2 (D/c thực tế)
    • Dẫn chứng 3 (D/c thơ văn)

c/ Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa).
  • Rút ra bài học cho bản thân.

* Giải thích:

  • Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)
  • Dàn ý:

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

b/ Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giải thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)
  • Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).
  • Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?)

c/ Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng)
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Ví dụ Nghị luận xã hội về tình yêu thương

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Người sống có tình yêu thương là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người; biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.

Lòng yêu thương giúp cuộc sống của người có hoàn cảnh khó khăn tốt hơn, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa, vai trò của tình yêu thương và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Ví dụ: Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Mực: sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt.

Đèn: tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp.

Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.

b. Phân tích

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai; mỗi chúng ta cần phải có quan điểm, nhận thức được và đi theo những điều đúng đắn.

Khi con người sống và làm theo lẽ phải, những điều xấu sẽ sớm bị bài trừ và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Người sống và làm theo lẽ phải sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng, noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích, học tập và làm theo lẽ phải để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người không phân định được tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai. Lại có những người tuy biết đó là việc là xấu những vẫn đi theo để hòng trục tư lợi cá nhân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 số 2

I. Phần văn bản

1. Nhớ rừng

2. Ông đồ

3. Quê hương

4. Khi con tu hú

5. Tức cảnh Pác Bó

6. Ngắm trăng

7. Đi đường

8. Chiếu dời đô

9. Hịch tướng sĩ

10. Nước Đại Việt ta

11. Bàn về phép học

12. Thuế máu

13. Đi bộ ngao du

14. Ông giuốc-đanh mặc lễ phục

* Yêu cầu: Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

II. Phần Tiếng Việt

1. Câu nghi vấn

2. Câu cầu khiến

3. Câu cảm thán

4. Câu trần thuật

5. Câu phủ định

6. Hành động nói

7. Hội thoại

8. Lựa chọn trật tự từ trong câu

* Yêu cầu:

  • Nắm được các khái niệm, đặt câu.
  • Viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

III. Phần Tập làm văn

  • Văn bản thuyết minh
  • Văn bản nghị luận

* Yêu cầu

  • Nắm được đặc điểm của các loại văn bản.
  • Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài

* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 8 môn Văn mẫu 3

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ PHÂN MÔN VĂN

Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam

stt Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
1 Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ (1907-1989) Thơ tám chữ Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2 Quê hươg
(Thơ mới)
Tế Hanh
(sinh 1921)
Thơ tám chữ Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài. Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm – hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,…)
3 Khi con tu hú
(Thơ
Cách mạng)
Tố Hữu (1920-2002) Thơ lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù. Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
4 Tức cảch
Pác Bó
(Thơ
cách mạng)
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.
5 Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.
6 Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát) Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
7 Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
(1010)
Lí Công Uẩn
(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu
– Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Kết câu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hòa tình – lí: trên vâng mệnh trời – dưới theo ý dân
8 Hịch tướng sĩ
(Dụ chư tì tướng hịch văn)
(1285)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
(1231-1300)
Hịch
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược (thế kỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị sát thát. Bừng bừng hào khí Đông A. Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
9 Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) (1428) Ức Trai Nguyễn trãi
(1380-1442
Cáo
Chữ Hán Nghị luận trung đại
Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là Thiên cổ hùng văn.
10 Bàn luận về phép học (Luận học pháp)
(1791)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
(1723-1804)
Tấu
Chữ Hán
Nghị luận trung đại
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành) Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng; sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
11 Thuế máu (trích chương I, Bản án chế độ thực dân pháp)
(1925)
Nguyễn Ái Quốc Phóng sự chính luận
Tiếng Pháp
Nghị luận hiện đại
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc (1914-1918) Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại; mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.

Yêu cầu

1/ Văn bản thơ:

  • Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
  • Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
  • Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

2/ Văn bản nghị luận:

a. Phân biệt các thể loại: Chiếu – Hịch – Cáo – Tấu

  • Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
  • Khác về mục đích:
    • Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
    • Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
    • Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
    • Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
  • Khác về đối tượng sử dụng:
    • Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
    • Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

  • Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
  • Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” – Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

  • Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.
  • Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng
    • Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
    • Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.
    • Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.

d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).

Đề thi học kì 2 lớp 8 được tải nhiều nhất

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí – ngày 14/ 2/ 2015).

Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 3 (2,0 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. Làm văn (6,0 điểm):

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ”Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối …Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 8

I. Phần đại số

A. Phương trình

Bài 1. Giải phương trình

a. 2x + 6 = 0

b. 4x + 20 = 0

c. 2(x+1) = 5x – 7

d. 2x – 3 = 0

e. 3x – 1 = x + 3

f. 15 – 7x = 9 – 3x

g. x – 3 = 18

h. 2x + 1 = 15 – 5x

i. 3x – 2 = 2x + 5

k. –4x + 8 = 0

l. 2x + 3 = 0

m. 4x + 5 = 3x

Bài 2: Giải phương trình

a. (x – 6)(x² – 4) = 0 b. (2x + 5)(4x² – 9) = 0 c. (x – 2)²(x – 9) = 0

d. x² = 2x e. x² – 2x + 1 = 4 f. (x² + 1)(x – 1) = 0

g. 4x² + 4x + 1 = 0 h. x² – 5x + 6 = 0 i. 2x² + 3x + 1 = 0

Bài 3. Giải các phương trình sau

a. 1 + frac{{2x - 5}}{6} = frac{{3 - x}}{4}

b. frac{{x + 3}}{{x + 1}} + frac{{x - 2}}{x} = 2

c. frac{{x - 2}}{{x + 2}} + frac{3}{{x - 2}} = frac{{{x^2} - 11}}{{{x^2} - 4}}

d.  frac{2}{{x + 1}} - frac{1}{{x - 2}} = frac{{3x - 11}}{{(x + 1)(x - 2)}}

e.  frac{{x + 2}}{{x - 2}} - frac{1}{x} = frac{2}{{{x^2} - 2x}}

f. frac{{x + 2}}{{x - 2}} - frac{1}{x} = frac{2}{{x(x - 2)}}

g. frac{{3x - 1}}{{x - 1}} - frac{{2x + 5}}{{x - 3}} = 1

h. frac{{2x}}{{2x - 1}} + frac{x}{{2x + 1}} = 1 + frac{4}{{left( {2x - 1} right)left( {2x + 1} right)}}

Bài 4. Giải phương trình:

a. frac{2}{{x + 1}} - frac{3}{{x - 1}} = 5

b. frac{{x + 1}}{2} = frac{{x - 2}}{3}

c. frac{{{rm{x}} - {rm{1}}}}{{rm{x}}} + frac{{{rm{x}} - {rm{2}}}}{{{rm{x}} + {rm{1}}}} = {rm{2}}

d. frac{x}{{x - 1}} + frac{{x - 1}}{x} = 2

e. frac{{x - 3}}{{x - 2}} + frac{{x + 2}}{x} = 2

f. frac{{x + 4}}{{x + 1}} + frac{x}{{x - 1}} = frac{{2{x^2}}}{{{x^2} - 1}}

g. frac{{2x - 1}}{3} + x = frac{{x + 4}}{2}

h. frac{x}{{x + 1}} - frac{{2x - 3}}{{x - 1}} = frac{{2x + 3}}{{{x^2} - 1}}

i. frac{x}{{x + 1}} - frac{{x + 4}}{{x - 1}} = 0

j. (2x – 3)(x + 1) + x(x – 2) = 3(x + 2)².

Bài 5. Giải các phương trình sau:

a. |4x² – 25| = 0

b. |x – 2| = 3

c. |x – 3| = 2x – 1

d. |x + 5| = |3x – 2|

B. Bất phương trình

1. Cho a > b chứng minh rằng 5 – 2a < 5 – 2b

2. Giải bất phương trình và biểu diễn tập hợp nghiệm trên trục số

a. –4 + 2x < 0.

b. 2x – 3 ≥ 0

c. 2x + 5 ≤ 7

d. –2x – 1 < 5

e. 3x + 4 > 2x +3

f. 4x – 8 ≥ 3(3x – 1) – 2x + 1

d. 3x – (7x + 2) > 5x + 4

g. 3x – (7x + 2) > 5x + 4

h. 2x + 3(x – 2) < 5x – (2x – 4)

i. 5x – (10x – 3) > 9 – 2x

k. x(x – 2) – (x + 1)(x + 2) < 12.

l. (2x – 3)(x + 4) < 2(x – 2)² + 2.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8

Xem thêm: Đề cương ôn tập tiếng Anh lớp 8 học kì 2 năm 2021 – 2022

A. NGỮ ÂM

Exercise 1. Circle the word with a different stress pattern from the others.

1. A. industrious B. nature C. injure D. climate
2. A. typhoon B. tropical C. debris D. document
3. A. animal B. destroy C. erupt D. exploit
4. A. documentary B. preparation C. scientific D. photography
5. A. eruption B. science C. destroy D. volcano

Exercise 2. Circle the word with a different stress pattern from the others.

1. A. rescue B. supply C. erupt D. damage
2. A. mudslide B. earthquake C. typhoon D. debris
3. A. hurricane B. tornado C. volcano D. eruption
4. A. disaster B. injury C. tsunami D. provision
5. A. tropical B. natural C. terrible D. destructive

Exercise 3. Circle the words with the underlined parts pronounced differently from the others.

1. A. prepares B. erupts C. stops D. photographs
2. A. typhoon B. goose C. food D. flood
3. A. looked B. suggested C. minded D. decided
4. A. bought B. drought C. brought D. ought
5. A. ache B. charity C. archaeology D. chaos
6. A. bear B. beard C. wear D. prepare
7. A. geology B. psychology C. classify D. photography
8. A. physical B. mythology C. rhythmic D. psychology

Exercise 4. Circle the word with a different stress pattern from the others.

B. TỪ VỰNG VÀ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP

Exercise 1. Give the correct forms of the words in brackets to complete the sentences.

1. This beach is very _________ for swimmers because tornadoes often start there. (danger)

2. Her family live near an active volcano, so she’s always worried about the _________ of her family. (safe)

3. Don’t leave the light on. It wastes _________ . (electric)

4. Mount. Phu Si _________ in Japan some years ago. (eruption)

5. We need some _________ to cope with natural disasters before they happen. (prepare)

6. Protecting our _________ resources especially rainforests is very important to prevent some natural disasters such as landslides, floods, so on. (nature)

7. A flood causes the _________ of food and water because it destroys crops and pollutes the fresh water. (short)

8. In tropical region, it is very _________ in summer. (storm)

9. Deforestation can cause soil _________ . (erode)

10. Crops are _________ severely by a drought. (destruction)

11. A lot of _________ about people and assets were left after a hurricane. (damage)

12. Food and drink are usually _________ after a natural disaster occurs. (scarcity)

Exercise 2. Complete the sentences, using the correct form of the words in brackets.

1. Tsunami is a Japanese term for an unusually large ocean wave caused by undersea earthquake, landslide, or volcanic _____________________. (erupt)

2. During a volcano, you should follow the ____________________________ order issued by authorities. (evacuate)

3. Thunderstorms can be _____________________, while tornadoes, and lightning can be life threatening. (destroy)

4. _____________________ of the deadly Nepal earthquake have told the horror of the moment when it struck, leaving more than 3,000 dead. (survive)

5. The tents will be used for medical camps and temporary _____________________ after the earthquake in Nepal. (accommodate)

6. A website in Pakistan is helping coordinate the _____________________ of aid in the flood disaster. (provide)

Exercise 3. Complete the following sentences with the correct form of the words in the to the brackets.

1. Our coffee is a very _________ products in the international market due to the high quality and the reasonable price. (competition)

2. We both admired his _________ in helping other people. (generous)

3. The dress was _________ , so I did not have a look on it. (attract)

4. He _________ with most of the people in last night’s face-to-face meeting. He was so talkative. (communication)

5. They were very surprised when they knew his _________ . (nation)

6. He is so _________ to his community because he never misses an opportunity to help people. (activity)

7. In addition to hand gestures, facial _________ also belongs to non-verbal communication. (express)

8. Despite the _________ of chatting online, we will still be using face-to-face meetings to communicate with each other in the year 2050. (popular)

Exercise 4. Use the correct form of the words given to complete the sentences.

1. Some types of computer games can be _____________________. (educate)

2. Smartphones can vary from day to day due to new _____________________ by different
companies in the world. (invent)

3. The _____________________ of a nuclear power plant costs a lot of money. (construct)

4. Space _____________________ brings about many benefits to science. (explore)

5. Life is become easy and _____________________ through science and technology. (comfort)

6. Nuclear waste is _____________________ for both humans and the environment. (harm)

Exercise 5. Use the correct form of the words given to complete the sentences.

1. Due to the _____________________ in the science and technology, impossible things
have become possible. (develop)

2. Robots increase worker _____________________ by preventing accidents since humans
are not performing _____________________ jobs. (safe – risk)

3. As a _____________________ (science), Professor Tran Dai Nghia set an example as a
true _________ (research) who devoted himself to the ____________(science) career.

4. Robots save workers from performing _____________________ tasks. (danger)

5. One disadvantage of robots is its high cost of the _____________________. (produce)

6. Robots are being used in both _______________ manufacturing and the _____________
field. (industry – medicine)

7. There is no _____________________ reason why Japan will not be able to make progress in robotics. (technology)

8. The key to YouTube’s success is the _____________________ for anyone from anywhere in the world to broadcast themselves for free. (able)

Exercise 6. Put the words in the correct form.

1. Global communication was changed by the of the Internet ___________. (invent)

2. The paper is both ____________ and __________ . (inform/entertain)

3. What makes this magazine so____________ . (popularize)

4. The program is fully____________ . (interact)

5. Annually the competition attracts millions of ____________worldwide. (view)

6. We apologize for the ____________caused to the passengers. (convenient)

7. Using the Internet in daily life can be ____________. (cost)

8. The Internet is a very useful means of____________ . (communicate)

Exercise 7. Complete the sentences, using the suffix –ful or –less with the words given in brackets. Practise saying the sentences.

1. The man does not take care. He is ______________. (care)

2. The picture has many colours. It is very ______________. (colour)

3. We enjoyed the party. It was very ______________. (joy)

4. She did not show any fear. She was ______________. (fear)

5. The pan is very hot. She must be ______________. (care)

6. He does not have any friends. He is ______________. (friend)

7. He always has a big smile. He is always ______________. (cheer)

8. Now she is very tired, because she spent a ______________ night. (rest)

9. That old man has a bad memory. He is ______________. (forget)

10. He does not care about his actions. He is often ______________. (thought)

11. We have made a lot of progress this school year. We have had another ______________ year. (success)

12. You should throw this pen away. It is ______________. (use)

Exercise 8. Choose the correct answer A, B, C or D in each line.

1. I have to do this job because I have no _________.

A. choose B. choice C. choosing D. chosen

2. English is used by pilots to ask for landing _________ in Cairo.

A. instruct B. instructors C. instructions D. instructive

3. He did some odd jobs at home _________.

A. disappointment B. disappointed C. disappoint D. disappointedly

4. Don’t be afraid. This snake is _________.

A. harm B. harmful C. harmless D. unharmed

5. During his _________, his family lived in the United State.

A. child B. childhood C. childish D. Childlike

6. Jack London wrote several _________ novels on adventure.

A. interest B. interestedly C. interesting D. interested

7. He failed the final exam because he didn’t make any _________or it.

A. prepare B. preparation C. preparing D. prepared

8. The custom was said to be a matter of _________.

A. convenient B. convenience C. conveniently D. convene

9. She is _________in her book.

A. absorbed B. absorbent C. absorptive D. absorb

10. As she is so _________ with her present job, she has decided to leave.

A. satisfy B. satisfied C. satisfying D. unsatisfied

ĐÁP ÁN

A. NGỮ ÂM

Exercise 1. Circle the word with a different stress pattern from the others.

1 – A; 2 – A; 3 – A; 4 – D; 5 – B;

Exercise 2. Circle the word with a different stress pattern from the others.

1 – D; 2 – C; 3 – A; 4 – B; 5 – D;

Exercise 3. Circle the words with the underlined parts pronounced differently from the others.

1 – A; 2 – D; 3 – A; 4 – B;

5 – B; 6 – B; 7 – C; 8 – D;

B. TỪ VỰNG VÀ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP

Exercise 1. Give the correct forms of the words in brackets to complete the sentences.

1 – dangerous; 2 – safety; 3 – electricity; 4 – erupted; 5 – preparations;

6 – natural; 7 – shortage; 8 – stormy; 9 – erosion; 10 – destroyed; 11 – damages; 12 – scared;

Exercise 2. Complete the sentences, using the correct form of the words in brackets.

1 – eruption; 2 – evacuation; 3 – destructive; 4 – Survivors; 5 – accomodation;

6 – provision;

Exercise 3. Complete the following sentences with the correct form of the words in the to the brackets.

1 – competitive; 2 – generosity; 3 – attractive; 4 – communicated;

5 – nationality; 6 – active; 7 – expressions; 8 – population;

Exercise 4. Use the correct form of the words given to complete the sentences.

1 – educated; 2 – inventions; 3 – construction; 4 – exploration; 5 – comfortable; 6 – harmful;

Exercise 5. Use the correct form of the words given to complete the sentences.

1 – development; 2 – safety – risky; 3 – scientist – researcher – scientific; 4 – dangerous;

5 – production; 6 – industrial – medical; 7 – technological; 8 – ability;

Exercise 6. Put the words in the correct form.

1 – invention; 2 – informative and entertaining; 3 – popular;

4 – interactive; 5 – viewers; 6 – inconvenience; 7 – costly.; 8 – communication;

Exercise 7. Complete the sentences, using the suffix –ful or –less with the words given in brackets. Practise saying the sentences.

1 – careless; 2 – colourful; 3 – joyful; 4 – fearless; 5 – careful;

6 – friendless; 7 – cheerful; 8 – restless; 9 – forgetless;

10 – thoughtless; 11 – successful; 12 – useless;

Exercise 8. Choose the correct answer A, B, C or D in each line.

1 – B; 2 – C; 3 – D; 4 – C; 5 – B;

6 – C; 7 – B; 8 – B; 9 – A; 10 – D;

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

A. Nội dung

1. Lịch sử thế giới:

  • Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918:

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
  • Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.

B. Câu hỏi ôn tập

1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

2. Tại sao nói: trong thập niên 20 của TK XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính thế giới? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó?

3. Nêu hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven?

4. Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay? Nhiệm vụ của chúng ta?

5. Nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta?

6. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ hai như thế nào?

7. Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2? ý nghĩa?

8. Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất, hiệp ước Giáp tuất, hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt.

9. Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

10. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

11. Nêu hiểu biết của em về Phong trào Cần Vương? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

12. Nêu những nét chính của khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)? So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.

13. Cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX.

14. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 TDP đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

15. Kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Trình bày những nét chính về các phong trào này.

16. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

C. Hướng dẫn trả lời

1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

a. Nguyên nhân, diễn biến

  • Nguyên nhân: Do các nước TB chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt …=> khủng hoảng “thừa”…
  • Diễn biến: Bắt đầu từ Mĩ => lan nhanh khắp các nước TBCN.

=> Là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy, gây nên hậu quả hết sức nặng nề.

b. Hậu quả:

  • Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Châu âu và thế giới (đẩy lùi sức SX hàng chục năm).
  • Hàng chục triệu CN thất nghiệp tăng, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ, phong trào đấu tranh của nd lên cao.

=> Để thoát ra khỏi KH, 1 số nước TB như Anh, Pháp…tiến hành cải cách KT-XH…1 số nước khác như Đức, Italia, NBản tiến hành phát xít hóa bộ máy c/q(…) và phát động chiến tranh để chia lại thế giới.

2. Tại sao nói: trong thập niên 20 của TK XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính thế giới? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó?

  • Sau chiến tranh thế giới nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế – tài chính số một của TG:
    • 1928 chiếm 48% SLCN toàn thế giới vượt SLCN toàn Châu âu.
    • Chiếm 60% dự trữ vàng thế giới.
    • Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, đầu lửa, thép…
  • Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá; Thu lợi từ chiến tranh; Ứng dụng KHKT vào sản xuất; Tăng cường bóc lột công nhân…

3. Nêu hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven?

  • Hoàn cảnh: Nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng 1929 – 1933…
  • -> 1932 Tổng tống mới đắc cử Rudơven mới đắc cử đã thực hiện “Chính sách mới”
  • Nội dung: (SGK)
  • Tác dụng:
    • Đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
    • Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.
    • Duy trì được chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

4. Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay?Nhiệm vụ của chúng ta?

* Nguyên nhân:

  • Sau chiến tranh thế giới nhất, mâu thuẫn giữa các ĐQ về quyền lợi, thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh…
  • Cuộc KH kinh tế 1929 – 1933 => mâu thuẫn giữa các ĐQ gay gắt hơn => CNPX Đức, Italia, Nhật ra đời, phát động 1 cuộc chiến tranh thế giới mới…

* Kết cục:

  • Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật. Khối đồng minh Liên xô – Mĩ – Anh chiến thắng.
  • Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh TG thứ nhất và bằng t/cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước đó cộng lại.
  • Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Liên hệ tình hình thế giới hiện nay: Cần liên hệ tình hình khủng bố, biển đông, tranh chấp lãnh thổ, biên giới ở 1 số nước…

* Nhiệm vụ của chúng ta: phải làm gì trước tình hình đó, và biện pháp để tránh chiến tranh xảy ra?

5. Nguyên nhân, nguyên cớ TDP xâm lược nước ta?

* Nguyên nhân:

  • Cuối thế kỷ XIX CNTB phát triển mạnh cần thị trường và nguồn nguyên liệu
  • Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên khoảng sản
  • Chế độ Pk Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

* Nguyên cớ: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô => Pháp xâm lược Việt Nam.

6.

a. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?

* Nguyên nhân:

  • Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển
  • Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.

=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

  • Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
  • 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.

* Kết quả

  • Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội
  • Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

b. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào

* Bối cảnh:

  • Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
  • Nền kinh tế đát nước ngày càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.
  • Các đề nghị cải cách Duy tân bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.
  • Tư bản Pháp cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược.

* Diễn biến:

  • Lấy cớ triều đình Huế vi phạm h/ư 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.
  • 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
  • Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công
  • Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng.Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.
  • Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược

* Kết quả: Quân Pháp thắng, nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

7.

a. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1:

* Diễn biến: 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.

b. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2?

* Diễn biến: Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.

* Ý nghĩa: Làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc.

8.

a. Nội dung cơ bản của h/ư Nhâm Tuất 1862?

  • Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn
  • Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
  • Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
  • Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

b. Nội dung cơ bản của h/ư Giáp tuất 1874?

  • TD Pháp rút quân khỏi Bắc kì
  • Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp

c. Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883

  • Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
  • Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì
  • Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
  • Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
  • Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

d. Nội dung H/ư Pa-tơ-nốt:

  • Nội dung cơ bản giống H/ư Hác-măng
  • Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

=> Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

9. Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

HS nêu được các ý sau:

Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884.

  • Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho Pháp…
  • Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
  • Hiệp ước Quý Mùi 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế…
  • Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề.
  • Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa

10. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế:

* Nguyên nhân:

  • Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
  • Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.

* Diễn biến:

  • Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
  • Quân Páp nhất thời rối loạn.
  • Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .
  • Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.

* Kết quả: Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.

* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.

11. Nêu hiểu biết của em về Phong trào Cần Vương? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

12. Nêu những nét chính của khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)? So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.

13. Cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX.

14. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 TDP đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

15. Kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Trình bày những nét chính về các phong trào này.

16. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

C. Hướng dẫn trả lời

1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

– Nguyên nhân : Do các nước TB chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt …=> khủng hoảng “thừa”…

– Diễn biến:

Bắt đầu từ Mĩ => lan nhanh khắp các nước TBCN.

=> Là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài,có sức tàn phá chưa từng thấy , gây nên hậu quả hết sức nặng nề.

b. Hậu quả:

– Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Châu âu và thế giới (đẩy lùi sức SX hàng chục năm).

– Hàng chục triệu CN thất nghiệp tăng, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ, phong trào đấu tranh của nd lên cao.

=> Để thoát ra khỏi KH, 1 số nước TB như Anh, Pháp…tiến hành cải cách KT-XH…1 số nước khác như Đức, Italia, NBản tiến hành phát xít hóa bộ máy c/q (…) và phát động chiến tranh để chia lại thế giới.

2. Tại sao nói: trong thập niên 20 của TK XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính thế giới? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó?

– Sau chiến tranh thế giới nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế- tài chính số một của TG:

+ 1928 chiếm 48%SLCN toàn thế giới vượt SLCN toàn Châu âu.

+ Chiếm 60% dự trữ vàng thế giới.

Đề thi Lịch Sử 8 học kì 2 Số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

C. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.

Câu 2: Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 3: Chiếu Cần vương được ban hành vào thời gian nào?

A. Ngày 13-7-1885.

B. Ngày 14-7-1885.

C. Ngày 17-3-1885.

D. Ngày 3-7-1885.

Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. 1897 – 1912. B. 1897 – 1913.

C. 1897 – 1914. D. 1897 – 1915.

Câu 5: Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B

(Thời gian)

(Sự kiện)

1.Năm 1905-1909

A. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

2. Năm 1907

B. Phong trào Đông Du.

3. Năm 1908

C. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.

4. Năm 1917

D. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì

E. Khởi nghĩa Ba Đình.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác đó.

Câu 2. Em hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương?

Câu 3. Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới?

Đáp án:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

A

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là: “đánh nhanh thắng nhanh” – chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được tiến hành:

– Bắt đầu từ năm 1897 – sau khi đàn áp xong phong trào Cần vương (cơ bản bình định được Việt Nam về mặt quân sự).

– Kết thúc vào năm 1914 – khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: Nối cột.

Cách giải:

1- B; 2-A; 3-D; 4C.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 137-139.

Cách giải:

* Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế:

– Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

Công nghiệp: tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành khai thác xi măng, điện, chế biến gỗ….

Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.

Thương nghiệp:

+ Độc chiếm thị trường Việt Nam,…

+ Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ,…

* Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa

– Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp…

=> Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

– Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông dân, cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản…

=> Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, kiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sở dĩ nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần vương vì:

– Lãnh đạo: Văn thân sĩ phu 4 tỉnh.

– Quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

– Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ (nghĩa quân chia thành 15 quân thứ), chế tạo được vũ khí mới (súng trường theo kiểu của Pháp).

– Đường lối đánh linh hoạt nên đã đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 148, suy luận.

Cách giải:

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vì:

– Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.

– Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, bị Pháp đô hộ , trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại.

– Khâm phục, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.

-> Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây để “tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về giúp đồng bào mình”.

Đề thi Lịch Sử 8 học kì 2 Số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì:

A. Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng.

B. Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta.

C. Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền.

D. Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả.

Câu 2. Năm 1882 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

A. Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh.

B. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách.

C. Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

D. Vua Tự Đức nhường ngôi cho con.

Câu 3. Trong giai đoạn 1885 – 1888, phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở

A. Nam Kì và Trung Kì.

B. Bắc Kì và Nam Kì.

C. Trung Kì và Bắc Kì.

D. Nam Kì.

Câu 4. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

A. đã chấm dứt.

B. chỉ còn diễn ra ở Trung Kì.

C. vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng.

D. vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.

Câu 5. Nối nội dung thời gian với sự kiện tương ứng thể hiện thái độ chính trị của các giai cấp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đấu thế kỷ XX.

Thời gian

Sự kiện

1. Địa chủ

2. Nông dân

3. Công nhân

4. Tư sản

A. Sớm có tinh thần đấu tranh, vươn lên lãnh đạo cách mạng.

B. Cấu kết với Pháp áp bức bóc lột nông dân.

C. Sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng.

D. Chưa tỏ rõ thái độ tham gia cách mạng.

E. Chưa có thái độ chính trị nhưng muốn lãnh đạo cách mạng

Câu 6. Lựa chọn từ ngữ thích hợp (Cấm đạo, nước Pháp, Ba Lạt, Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Quảng Yên, Đà Nẵng) điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Triều đình thừa nhận quyền cai quản của … (1) … ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( …, … (2) …) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển ( … (3) … …) cho Pháp vào buôn bán; bãi bỏ lệnh … (4) … trước đây; bồi thường chiến phí cho Pháp.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Có ý kiến cho rằng: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên?

Câu 2. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần vương? Vì sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Câu 3. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một giai cấp tầng lớp mới mà em yêu thích.

Đáp án:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

C

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 115.

Cách giải:

Sau khi thực nổ súng xâm lược nước ta (1-9-1858), quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. Chính vì thế, sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 116.

Cách giải:

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 126.

Cách giải:

Ở giai đoạn 1885-1888, phong trào Cần vương bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Tuy vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ thành những trung tâm lớn, có quy mô và tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 – 1896.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: nối ý.

Cách giải:

Thời gian

1

2

3

4

Sự kiện

B

C

A

D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 116, điền từ.

Cách giải:

Ý

(1)

(2)

(3)

(4)

Đáp án

nước Pháp

Gia Định, Định Tường, Biên Hòa

Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên

Cấm đạo

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

– Trước hoạ xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, không thực hiện cải cách duy tân đất nước; không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn.

– Đối với Pháp: Nhà Nguyễn và một số quan lại có tư tưởng sợ Pháp, ảo tưởng vào việc thương thuyết để giữ vững nền độc lập.

– Đối với nhân dân: triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào nhân dân để kêu gọi đấu tranh.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

* Các uộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

* Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

– Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

– Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

– Xây dựng căn cứ vững chắc.

– Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

– Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương.

– Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 141, suy luận.

Cách giải:

– Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới là: Tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp công nhân

– Trình bày những nét chính về một giai cấp tầng lớp mới:

+ Tầng lớp tư sản: Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn… => bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do => đời sống bấp bênh, có ý thức dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động cứu nước.

+ Giai cấp công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8

  • Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Phong Điền
  • Đề KSCL học kì 2 lớp 8 môn Vật lý trường THCS Tân Viên, An Lão
  • Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lý lớp 8

I. NỘI DUNG LÍ THUYẾT:

1. Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?

A = F. S. Trong đó:

+ A là công thực hiện (J)

+ F là lực tác dụng (N)

+ S là quãng đường dịch chuyển (m)

2. Nêu định luật về công?

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiều lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại,

3. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức?

– Công suất là công thực hiện trong một giây.

– Công thức tính công suất: P = A: (1). Trong đó:

+ A là công thực hiện (J).

+ t là thời gian thực hiện công (s).

+ P công suất (W) P = F.v (2). Trong đó:

+ F là lực tác dụng (N)

+ v là vận tốc (m/s)

4. Cơ năng:

a. Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào gì?

Thế năng hấp dẫn là cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hay do vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào m, h

b. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào gì?

Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

3. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. (Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn).

5. Các chất được cấu tạo như thế nào?

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

II. Bài tập

3. Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu.

4. Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay?

5. Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 24°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm?

6. Một ấm nhôm khối lượng 500g, chứa 2 lít nước ở 20oC. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước.

7. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi âm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu?

8. Bỏ 100g đồng ở 120°C vào 500g nước ở 25°C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt?

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học

Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)

S + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

b. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

2Mg + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2MgO

2Zn + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2ZnO

c. Tác dụng với hợp chất

2H2S + 3O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2SO2 + 2H2O

II. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP – ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Phân loại

a. Oxit axit

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4

b. Oxit bazơ

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

NaO tương ứng với NaOH

3. Cách gọi tên

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO: sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

+ Mono: một + Đi: hai

+ Tri: ba + Tetra: bốn + Penta: năm

VD: CO: cacbon monooxit

IV. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo

2KMnO4 overset{t^{circ } }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

  • Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)
  • Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 overset{t^{circ } }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

V. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY

1. Không khí

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

B. CHƯƠNG 5: HIDRO – NƯỚC

I. Tính chất – Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi

2H2 + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

H2 + CuO overset{t^{circ } }{rightarrow} Cu +H2O

II. Điều chế khí Hiđrơ – Phản ứng thế
1. Điều chế hidrơ

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Trong công nghiệp

Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O

PT: 2H2O overset{t^{circ } }{rightarrow} 2H2 + O2

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

III. Nước

1. Tính chất vật lý

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt số oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazơ tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit – Bazơ – Muối
1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

  • Axit không có oxi: HCl, H2S,…
  • Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

Axit có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm

Phân tử bazơ gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi

Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hiđroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

d. Phân loại

  • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

  • Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

  • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan
  • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

III. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Công thức tính:

S= frac{m_{ct} }{m_{H_{2}O } } times 100

V. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch

C=frac{m_{ct} }{m_{dd } } times 100

2. Nồng độ mol dung dich

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch

C=frac{m_{ct} }{V_{dd } }

PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

Câu 1. Oxit là:

A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 2. Oxit axit là:

A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

Câu 3. Oxit bazơ là:

A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

Câu 4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O

B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5

D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5

B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

Câu 7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O

B. SO3 , K2O, CO2, BaO

C. SO3, Al2O3, K2O

D. N2O5, K2O, ZnO

Câu 8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3

B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S

D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

Câu 9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH

D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

Câu 10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3

B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH

D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

Câu 11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

A. H2O

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch K2SO4

Câu 12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:

A. Nước cất

B. Giấy quỳ tím

C. Giấy phenolphtalein

D. Khí CO2

Câu 13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím.

B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.

D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

Câu 14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3

B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4

C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S

D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.

Câu 15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III

B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I

D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II

Câu 16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:

A. FeSO4

B. Fe2(SO4)3

C. Fe(SO4)3

D. Fe3(SO4)2

Câu 17. Cho các phương trình phản ứng sau:

1. Zn + 2HCl overset{t^{circ } }{rightarrow} ZnCl2 + H2

2. 2H2O overset{t^{circ } }{rightarrow} 2H2 + O2

3. 2Al + 3H2SO4 overset{t^{circ } }{rightarrow} Al2( SO4)3 + 3H2

4. 2Mg + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2MgO

5. 2KClO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2KCl + 3O2

6. H2 + CuO overset{t^{circ } }{rightarrow} Cu + H2O

7. 2H2 + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2H2O

a. Phản ứng hoá hợp là:

A. 1, 3

B. 2, 5

C. 4,7

D. 3, 6

b. Phản ứng phân huỷ là:

A. 5, 6

B. 2 , 5

C. 4, 5

D. 2, 7

c. Phản ứng thế là:

A. 1, 3, 6

B. 1, 3, 7

C. 3, 5, 6

D. 4, 6, 7.

Câu 18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, KClO3

B. KMnO4, CaCO3

C. KClO3, KMnO4

D. HCl, Mg

Câu 19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2, H2, CO

B. N2, O2, Cl2

C. CO, Cl2

D. Cl2, O2

Câu 20. Ứng dụng của hiđro là:

A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa

B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng

C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu

D. Dùng để khử trùng sát khuẩn

Câu 21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:

A. Cho Zn tác dụng với dd HCl

B. Điện phân nước

C. Cho K tác dụng với nước

D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng

Câu 22. Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.

B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.

C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.

D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.

Câu 23. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt

B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng

D. Sự tự bốc cháy

Câu 24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:

A. một nguyên tử H và một nguyên tử O

B. hai nguyên tử H và một nguyên tử O

C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O

D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.

Câu 25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:

A. 1,12 lit

B. 2,24 lit

C. 22,4 lit

D. 11,2 lit

Câu 26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:

A. Na2O

B. NaOH và H2

C. NaOH

D. Không có phản ứng.

Câu 27. Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất khí trong chất lỏng

B. Của chất rắn trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi

B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan

D. Nước và rượu đều là dung môi

Câu 29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Có thể tăng hoặc giảm

D. Không thay đổi

Câu 30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,

A. Dung dịch đường bão hòa

B. Dung dịch đường chưa bão hòa

C. Dung dịch đồng nhất

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 31. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:

A. Khí oxi nhẹ hơn không khí

B. Khí oxi nặng hơn không khí

C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí

D. Khí oxi ít tan trong nước

Câu 32. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

A. 2KClO3 → 2KCl + O2

B. P2O5 + H2O → H3PO4

C. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

D. CuO + H2 → Cu + H2O

Câu 33. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: BaO, K2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. Dùng nước và dung dịch H2SO4

B. Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein

C. Dùng nước và giấy quì tím

D. Không có chất nào thử được

Câu 34. Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

A. Dễ kiếm, giá thành rẻ

B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit

C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại

D. Không độc hại, dễ sử dụng

Câu 35. Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?

A.Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B.Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C.Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

D.Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 36. Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

A. 200 gam.

B. 300 gam.

C. 400 gam.

D. 500 gam.

Câu 37. Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

A. 27,36 gam

B. 2,052 gam

C. 20,52 gam

D. 9,474 gam

Câu 38. Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

A. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.

B. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.

C. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.

D. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.

Câu 39. Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm? Nồng độ phần trăm cho biết:

A. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch

B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa.

C. Số gam chất tan có trong 100g nước

D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Câu 40. Dung dịch H2SO4 0,25M cho biết:

A. Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

B. Trong 1 lít dung môi có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

C. Trong 1 lít nước có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

D. Trong 1 lít nước có hòa tan 0,25 lít H2SO4.

PHẦN 3. TỰ LUẬN

1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế

a/ ……….+……… overset{t^{circ } }{rightarrow} ZnO

b/ ………+ ……… overset{t^{circ } }{rightarrow} H3PO4

c/ ………+ ……… overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2 + H2O

d/ ………+ ……… overset{t^{circ } }{rightarrow} K2S

e/ H2O overset{t^{circ } }{rightarrow}……… + ………

f/ KClO3 overset{t^{circ } }{rightarrow}……… + ………

g/ ……… +……… overset{}{rightarrow} CuCl2

h/ KMnO4 overset{t^{circ } }{rightarrow}……… + ……… + ……….

i/ Zn + HCl overset{}{rightarrow} ……… +………

j/ Al + H2SO4 overset{}{rightarrow}……… + ………

k/ H2 + ……… overset{t^{circ } }{rightarrow} Cu + ………

l/ CaO + H2O overset{}{rightarrow} ……

2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?

3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?

4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:

a) Bao nhiêu gam sắt?

b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?

5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :

a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?

b) Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?

7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.

8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?

9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành?

11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4

12. Hãy phân biệt các chất sau :

a) 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic

b) 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch KOH, H2SO4, MgCl

c) Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau: Na2O, SO3, CaO

Tải về để lấy trọn bộ nhé!

……………………………………..

Ngoài Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 8. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đề thi học kì 2 lớp 8 Các môn năm 2022

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post