Chia sẻ những tip thiết thực

Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên năm 2022

Chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” đã được triển khai rộng rãi trên toàn quốc. tip.edu.vn xin gửi đến các bạn đọc Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên năm 2022 cấp THCS, THPT. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 03/01 – 21/01/2022.

  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2022 dành cho HS cấp THCS, THPT
  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên năm 2022 khối tiểu học

Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên năm

  • Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022
  • Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp Trung học cơ sở
Dành cho giáo viên
Năm học 2021 – 2022

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ………….……………Giới tính: ……………..

Giáo viên bộ môn: ……………………….………..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……………..Tỉnh…………………….

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải mang theo các loại giấy tờ nào sau đây khi tham gia giao thông?

A. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Căn cước công dân.

B. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân.

C. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Căn cước công dân, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

D. Đăng ký xe, Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực. Dấu tích

Câu 2. Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh xe, một xe ô
tô 4 chỗ và một xe buýt cùng di chuyển ngược chiều nhau. Trong trường hợp này xe nào
phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe kia?

A. Xe gần vị trí tránh. Dấu tích

B. Xe xa vị trí tránh.

C. Xe 4 chỗ.

D. Xe buýt.

Câu 3. Khi điều khiển xe ôtô vào ban đêm, gặp xe chạy ngược chiều, người lái xe cần
phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy
ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình. Dấu tích

B. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

C. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe và bảo đảm an toàn.

D. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.

Câu 4. Hãy chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy lên dốc.

A. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

B. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, tăng tay ga và đi nhanh qua đỉnh dốc.

C. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, tránh chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và buông trôi qua đỉnh dốc. Dấu tích

D. Trả số về theo tốc độ có thể lên được phụ thuộc vào độ cao của dốc, chuyển đổi số giữa dốc, khi lên gần đỉnh dốc, giảm tay ga và trả ga qua đỉnh dốc.

Câu 5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo
các quy định nào sau đây?

A. Trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát theo
lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình.

B. Chỉ được dừng, đỗ phương tiện tại nơi cho phép và bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Dấu tích

C. Được phép dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

D. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 10 mét.

Câu 6. Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường và quan sát thấy có xe sau xin
vượt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào sau đây để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Dấu tích

B. Giảm tốc độ, đi sát về bên trái của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

C. Tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

D. Giữ nguyên tốc độ, cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất về quy tắc quay đầu xe ô tô an toàn.

A. Quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

B. Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.Dấu tích

C. Lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm; thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu.

D. Thường xuyên ra tín hiệu, tốt nhất nên có người báo hiệu; quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu; quan sát kĩ địa hình nơi quay trở đầu xe; lựa chọn phương pháp quay trở đầu xe thích hợp; tiến và lùi quay trở đầu xe phải chậm.

Câu 8: Anh K điều khiển xe mô tô trên Quốc lộ 1A, đến đoạn đường đôi bắt đầu vào thành phố Vinh, anh K nhìn thấy biển báo hiệu “Bắt đầu khu vực đông dân cư”. Trong trường hợp này anh K chỉ được phép điều khiển xe với tốc độ tối đa bao nhiêu?

A. 30 km/h.

B. 40 km/h.

C. 50 km/h.

D. 60 km/h. Dấu tích

Câu 9. Trên đường cao tốc, gặp biển nào dưới đây người lái xe phải chú ý đổi hướng đi
khi sắp vào đường cong nguy hiểm?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 3. Dấu tích

C. Biển 2 và 3.

D. Biển 2.

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu “Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách”?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THCS năm 2022

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3. Dấu tích

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1. Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu cuả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, Thầy/cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất.

>> Chi tiết: Thầy, cô đã thực hiện những biện pháp nào trong hoạt động giáo dục và dạy học ở nhà trường của mình? Hãy nêu và phân tích một biện pháp mà thầy cô cho là hiệu quả nhất

Câu 2. Thầy/cô hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022.

>> Chi tiết: Hãy đề xuất một dự án nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường mình trong năm 2022

Trả lời:

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh:

1. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

  • Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy.
  • Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm.
  • Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh.
  • Nếu đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ
  • Đi xe đạp không không lạng lách, không đi hàng hai, hàng ba, không chở quá số người quy định khi tham gia giao thông

2. Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong các nhà trường, cụ thể như sau:

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3. Trách nhiệm của GVCN

Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra, giám sát hàng ngày đối với học sinh.

  • Tổ chức họp phụ huynh học sinh cho ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.
  • Đưa các tình huống xảy ra khi tham gia giao thông để học sinh thảo luận và đề ra phương án giải quyết trong các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.
  • Căn cứ vào những quy định về an toàn giao thông nếu học sinh lớp vi phạm căn cứ vào mức độ nặng nhẹ để xếp loại hạnh kiểm cuối năm

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp Trung học phổ thông
Dành cho giáo viên
Năm học 2021 – 2022

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ………….……………Giới tính: ……………..

Giáo viên bộ môn: ……………………….………..….…

Số điện thoại di động: ……………Nhà riêng:…………

Email:……………..……………………..…….…………

Trường: ………………..…………………………………

Địa chỉ nhà trường: ……………..Tỉnh…………………….

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Xe ô tô con tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư nơi đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới được chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h?

A. 60

B. 70

C. 80 Dấu tích

D. 90

Câu 2: Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường trơn trượt, người lái xe phải chọn cách đi nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, không lấy lái nhiều và không phanh gấp. Dấu tích

B. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

C. Thả lỏng tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm, giữ đều ga, lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường, không lấy lái nhiều và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

Câu 3. Khi điều khiển phương tiện trong khu đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện phải báo hiệu bằng cách nào dưới đây để xin vượt xe?

A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn hoặc còi xe.

B. Báo hiệu bằng tín hiệu còi xe.

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn. Dấu tích

D. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe.

Câu 4: Hãy lựa chọn phương án đúng nhất dưới đây về quy tắc gia nhập làn đường khi điều khiển các phương tiện ô tô, xe máy.

A. Quan sát an toàn xung quanh, bật đèn báo hiệu cho các phương tiện khác biết và chỉ cho xe gia nhập làn đường khi đã bảo đảm an toàn. Dấu tích

B. Nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường để tiết kiệm thời gian.

C. Quan sát an toàn xung quanh và nhanh chóng điều khiển xe gia nhập làn đường.

D. Nhanh chóng gia nhập làn đường, chỉ cần nhường đường cho các loại xe ưu tiên.

Câu 5. Phương án nào dưới phù hợp với quy tắc tránh xe đi ngược chiều?

A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước. Dấu tích

B. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc; Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

C. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

D. Phải giảm tốc độ và dùng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều nhau; Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; Xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước.

Câu 6: Trong các thao tác vượt xe sau đây, thao tác nào không bảo đảm an toàn?

A. Kiểm tra an toàn phía trước.

B. Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

C. Vượt xe về bên phải nếu xe trước không nhường đường.Dấu tích

D. Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe bị vượt tối thiểu 2 mét bề ngang.

Câu 7: Cách sắp xếp về thứ tự đường ưu tiên theo phương án nào dưới đây là đúng?

A. Quốc lộ – Đường cao tốc – Đường tỉnh – Đường đô thị – Đường huyện – Đường xã – Đường chuyên dùng.

B. Đường cao tốc – Quốc lộ – Đường đô thị – Đường tỉnh – Đường huyện – Đường xã – Đường chuyên dùng. Dấu tích

C. Đường chuyên dùng – Đường cao tốc – Quốc lộ – Đường đô thị – Đường tỉnh – Đường huyện – Đường xã.

D. Đường cao tốc – Quốc lộ – Đường chuyên dùng – Đường tỉnh – Đường đô thị – Đường xã.

Câu 8: Anh A điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường quốc lộ không phân chia thành các làn riêng biệt. Quan sát phía trước an toàn và có đủ điều kiện vượt, anh A báo hiệu để xin vượt. Tuy nhiên, anh B điều khiển xe ô tô phía trước không nhường đường. Nhận thấy không có chướng ngại vật bên phải, anh A đã điều khiển xe về phía phần đường bên phải và vượt lên. Trong tình huống này, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Anh A vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh B không vi phạm.

B. Anh B vi phạm Luật giao thông đường bộ còn anh A không vi phạm.

C. Cả anh A và anh B đều vi phạm Luật giao thông đường bộ.

D. Cả anh A và anh B đều không vi phạm Luật giao thông đường bộ

Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu đường hai chiều?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

A. Biển 1

B. Biển 2 Dấu tích

C. Biển 1 và 2

D. Biển 2 và 3

Câu 10. Trên đường cao tốc, gặp biển báo nào dưới đây người lái xe đi theo hướng bên phải để tránh chướng ngại vật?

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên THPT năm 2022

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3 Dấu tích

D. Biển 1 và 3

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch dạy học môn học mà thầy, cô đảm nhận (năm học 2021 – 2022) trong đó có thể hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay.

>> Chi tiết: Thầy, cô hãy xây dựng kế hoạch dạy học môn học mà thầy/cô đảm nhận (năm học 2021 – 2022), trong đó có thể hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh Covid -19 hiện nay

Câu 2: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo
dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

>> Chi tiết: Thầy/cô hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông năm 2021. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục

Trả lời:

Thuận lợi:

– Về phía nhà trường:

  • Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên khối lớp 2 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện vừa học tập vừa phòng chống dịch COVID-19.
  • Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
  • 100% giáo viên dạy lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Về chương trình SGK: HS lớp 2 đã được học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên có sự kế thừa và kiến thức được phát triển theo vòng xoáy đồng tâm.

  • Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 2.
  • Chủ đề giáo dục học sinh gần gũi, giáo dục về tình yêu thương bạn bè, gia đình, ông bà, cha mẹ, thầy cô, quê hương đất nước….

– Về Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 ti vi, 1 máy bộ máy tính, 1 máy soi), phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 2 theo chương trình giáo dục 2018.

– Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.

Khó khăn:

  • Thời gian HS nghỉ hè dài, nhiều HS quên kiến thức, quên vần dẫn đến việc HS đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều HS quên các bảng cộng, trừ trong phạm 10, cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc vận dụng vào chương trình môn Toán lớp 2.
  • Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán thời lượng các tiết trong tuần tăng nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức của HS.
  • HS với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, GV rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
  • HS lớp 2 có vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt (phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung) nên khó khăn cho HS trong việc viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng.
  • Thời gian thực hành, ôn luyện toán, Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập nhiều.

Giải pháp khắc phục:

  • Trước khi HS tựu trường, được sự chỉ đạo của nhà trường, GVCN tổ chức ôn tập KT và nắm bắt tình hình của HS qua phần mềm Zoom.
  • GV tự linh động, tìm phương pháp tốt nhất trong việc rèn HS tùy theo đối tượng trong lớp mình chủ nhiệm.
  • GV kết hợp cùng PHHS trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy để cùng rèn luyện cho các em tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.
  • Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề. Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề… Lên tiết dạy trong đợt bồi dưỡng giáo viên hè. Nắm vững quy trình lên lớp các tiết dạy. Đối với môn Toán và môn Tiếng Việt, tổ chức các tiết dạy mẫu. Tổ khối đã nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cốt lõi trong môn Toán, môn Tiếng Việt mà HS cần đạt ở mỗi bài học, mỗi chủ đề. Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ xuyên suốt năm học đối với HS lớp 2 với hai môn Toán và Tiếng Việt.
  • Tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

>> Tham khảo: Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên

Ngoài câu hỏi Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Giáo viên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Xem thêm các câu hỏi tự luận khác

  • Những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng
  • Kể lại một sự cố giao thông mà em biết và cách ứng xử của những người có mặt ở đó
  • Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn
  • Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng
  • Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông
  • Cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh Tiểu học”
  • Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post