Chia sẻ những tip thiết thực

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2021

An Toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021

  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 cho giáo viên
    • Phần 1 Trắc nghiệm
    • PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên
    • 1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên THCS
    • Phần 2: câu hỏi tự luận
    • 2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2020 cho giáo viên THPT

Đáp án câu hỏi dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2021 hay Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 dành cho giáo viên được tip.edu.vn cập nhật trong bài viết nhằm hỗ trợ các thầy cô trong quá trình tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 cho giáo viên

Phần 1 Trắc nghiệm

Câu 1. Cách lựa chọn và đội mũ bảo hiểm (MBH) nào sau đây là đúng nhất?

A. Chọn MBH có giá cả phù hợp → Đội MBH → Cài quai mũ.

B. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Cài quai mũ → Kiểm tra quai mũ chắc chắn hay không → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không.

C. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ.

D. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu→ Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài dây quai mũ → Đưa 2 ngón tay vào dưới cằm để kiểm tra xem dây quai mũ có vừa không.

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng khi đi đến nơi tầm nhìn bị che khuất, cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Theo Thầy/Cô để tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường đạt hiệu quả cao cần thực hiện những nguyên tắc nào? Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông?

Gợi ý trả lời:

Một số sáng kiến giáo dục an toàn giao thông

– Giải pháp 1:

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe bus… thì xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh THPT rất nhiều em đã tự đi xe máy, xe đạp đến trường. Tuy vậy, một số em được cha mẹ cho đi xe máy đến trường là xe có phân khối lớn, không phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì độ tuổi của các em chưa đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra.

Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe máy có phân khối lớn mà độ tuổi của các em thì hay manh động, thiếu kinh nghiệm nên rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục:

Vì hiện nay ở hầu khắp các tuyến đường trên địa bàn huyện đều đã có các tuyến xe bus đưa đón học sinh, nên phụ huynh hãy cho các em tham gia phương tiện công cộng rẽ mà an toàn này. Nếu nhà ở gần trường nên cho các em đi bộ đến trường.

Nếu nhà hơi xa nên cho các em đi xe đạp, có thể là xe đạp điện.

Nếu cho các em đi xe máy thì chỉ cho sử dụng xe máy dưới 50cc, và phải có đầy đủ các loại giấy tờ lưu thông cần thiết. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh giáo dục,

tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông.

+ Đối với học sinh:

Các em hiểu được sự nguy hiểm khi tham gia giao thông không đúng quy định nên các em nên chọn cho mình phương tiện tốt hiệu quả mà an toàn nhất khi đến trường. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

– Giải pháp 2:

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

Đi bên tay phải, đi sát lề đường, biết nhường đường.

Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.

Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường.

Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan

sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.

Khi đi trên xe đạp điện, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn…

Khi đi trên xe bus phải thực hiện theo hiệu lệnh của chủ phương tiện, không chen lấn, xô đẩy, thể hiện nét thanh lịch, nét văn hóa trên xe bus…

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.

Không chở quá 02 người trên một xe (cả xe đạp và xe gắn máy).

Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.

Dừng xe giữa đường nói chuyện.

Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.

Rẽ đột ngột qua đầu xe.

Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường.

Không được vượt đèn đỏ, không chạy xe quá tốc độ quy định, không được sử dụng các chất kích thích (rượi, bia, thuốc lá, xì ke, ma túy…), tham gia giao thông có văn hóa…

Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả về sau này.

– Giải pháp 3:

Là một nội dung được đưa vào giáo dục trong nhà trường còn mới nên tài liệu còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi giáo dục an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet … để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thời áp dụng phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì nếu chúng ta chỉ có đọc cho các em nghe về các điều luật không thôi thì nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh giáo dục áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi giáo dục an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong các tiết dạy lồng ghép, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:

Phương pháp thảo luận nhóm:

Khi dạy các em lựa chọn phương tiện giao thông an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã được trao đổi.

Phương pháp hồi tưởng:

Khi thực hiện tiết giáo dục lồng ghép: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.

Phương pháp thực hành:

Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi giáo dục lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải quan sát, xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông.

Phương pháp trò chơi:

Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn, đi xe bus an toàn… cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách tham gia giao thông khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như:

Khi vượt xe đỗ bên đường.

Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.

Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường

nào trên sơ đồ là đúng.

Khi lên xuống xe bus…

Phương pháp trắc nghiệm:

Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức giáo dục nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.

Tổ chức và triển khai thực hiện.

– Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV – CNV – học sinh và phụ huynh.

– Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường.

– Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa ATGT bằng nhiều hình thức

phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm – đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia.

– Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT cho HS.

2. Câu hỏi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên trung học cơ sở

“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học cở Dành cho giáo viên Năm học 2018-2019

(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)

Họ và tên: ……………………….……………Giới tính: ……………………….……….……

Giáo viên bộ môn: ……………..……………………………….………..….…….……..

Số điện thoại di động: ……………………..…Nhà riêng:……………………………..

Email:……………..……………………..…….………………….………..….…………..

Trường: ………………..………………………………….………..……………………….

Địa chỉ nhà trường: ……..……………………………….Tỉnh……………………………….

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông?

A. Vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.

B. Phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông.

C. Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

D. Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.

Câu 2. Thầy A xếp đồ để chuẩn bị cho buổi ngoại khóa trên giá đèo hàng được chằng buộc cẩn thận sau xe máy, nhưng thùng đồ hơi to và kích thước vượt quá kích thước giá đèo hàng. Trong trường hợp này, thùng đồ của thầy A không được vượt quá phía sau giá đèo hàng bao nhiêu cm để không vi luật giao thông đường bộ?

A. 40 cm

B. 50 cm

C. 60 cm

D. 70 cm

Câu 3: Khi điều khiển phương tiện trong khu đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện phải báo hiệu bằng cách nào dưới đây để xin vượt xe?

A. Không cần phát tín hiệu.

B. Báo hiệu bằng còi xe.

C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn.

D. Báo hiệu bằng đèn và còi xe.

Câu 4: Luật giao thông đường bộ quy định việc phân loại thời hạn của giấy phép lái xe (không thời hạn và có thời hạn) theo tiêu chí nào dưới đây?

A. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới.

B. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và độ tuổi của người lái xe.

C. Kiểu loại, công suất động cơ, số chỗ ngồi và độ tuổi của người lái xe.

D. Kiểu loại, công suất động cơ, độ tuổi và công dụng của xe cơ giới.

Câu 5. Khi tham gia giao thông trên đường với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ 80 km/giờ, thì người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu với xe đang chạy phía trước là bao nhiêu mét?

A. 50 m.

B. 55 m.

C. 100 m.

D. 70 m

Câu 6. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ….. trong nội dung sau đây: Khi muốn dừng xe, đỗ xe trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng, đỗ sát theo (1) …….. phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá (2) ……… và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xa (3) ……. đang đỗ bên kia đường tối thiểu (4) ………

A. (1) lề đường, hè phố – (2) 0,25 mét – (3) ô tô – (4) 20 mét.

B. (1) lề đường, hè phố – (2) 0,35 mét – (3) xe máy – (4) 20 mét.

C. (1) lòng đường, vỉa hè – (2) 0,45 mét – (3) ô tô – (4) 15 mét.

D. (1) lòng đường, vỉa hè – (2) 0,55 mét – (3) xe máy – (4) 15 mét.

Câu 7. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước bị phạt bao nhiêu tiền?

A. Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

B. Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

C. Từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng.

D. Từ 20.000 đồng đến 150.000 đồng.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây đúng về khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”?

A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

B. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.

C. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

D. Gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Câu 9. Biển nào dưới đây báo hiệu phía trước có xe ô tô, máy kéo, rơ-moóc, sơ-mi rơmoóc được kéo bởi xe khác đang đỗ chiếm dụng một phần đường xe chạy, người lái xe phải chú ý phòng tránh va chạm?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Biển báo giao thông

Câu 10. Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe công an, xe con, xe tải, xe lam.

B. Xe con, xe công an, xe lam, xe tải

C. Xe tải, xe lam, xe công an, xe con.

D. Xe lam, xe tải, xe con, xe công an.

Thông tin thêm: Ở ngã tư này có xe ưu tiên và có biển báo phân biệt đường ưu tiên và đường không ưu tiên. Do đó, thứ tự các xe đi đúng theo mũi tên, như sau: 1 – Xe công an (xe ưu tiên). 2 – Xe con. 3 – Xe tải. – 4. Xe lam.

Câu hỏi dự thi an toàn giao thông

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Học sinh trung học cơ sở thường vi phạm những lỗi nào khi tham gia giao thông? Thầy/Cô hãy đề xuất những giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng vi phạm an toàn giao thông của học sinh?

Gợi ý trả lời

Các lỗi vi phạm giao thô học sinh hay mắc phải

Tụ tập dưới lòng, lề đường trước cổng trường sau giờ tan học

Sau khi tan trường, thường các em không về ngay mà thường tụ tập thành nhóm dưới lòng lề đường trước cổng trường để đùa giỡn, nói chuyện hoặc mua quà bánh ở các xe đẩy trước cổng trường gây mất trật tự ATGT tại đây.

Chạy xe dàn hàng:

Tình trạng các em học sinh, nhất là học sinh THCS trên đường đến trường thường chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 rất phổ biến ở nông thôn lẫn thành thị. Không chỉ dàn hàng, các em còn vô tư nói chuyện, đùa giỡn trong lúc điều khiển xe, gây mất trật tự ATGT và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông khác.

Vượt đèn đỏ

Học sinh chạy xe vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm gặp. Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn thể hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi theo quy định

Nhiều em học sinh dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường.

Phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm

Tình trạng này rất phổ biến, nhất là các em học sinh nam, thường thích chứng tỏ tay lái của mình giỏi mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Gửi xe ở ngoài nhà dân

Các em học sinh không gửi xe đúng nơi quy định trong trường mà lại để xe ở các nhà dân phía bên ngoài gần cổng trường.

Giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm giao thông ở học sinh

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ về việc tham gia giao thông an toàn. Chính vì thế, phụ huynh cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành Luật Giao thông từ nhỏ. Việc giáo dục con cái chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông, không chỉ để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân mà còn cho người khác. Phụ huynh không nên cho con sử dụng xe máy nếu chưa đủ tuổi; phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường. Hơn ai hết, phụ huynh phải là tấm gương chấp hành Luật Giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông.

Giữa phụ huynh và nhà trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho học sinh. Ở các buổi họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi về vấn đề ATGT cho học sinh. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc với phụ huynh khi học sinh vi phạm để tìm phương pháp hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em.

Về phía ngành chức năng Phòng CSGT sẽ tích cực tuyên truyền các nội dung học ngoại khóa về an toàn giao thông để các em hiểu về Luật giao thông từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp hành.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post