Chia sẻ những tip thiết thực

Đánh Giá sách Bài Giảng Cuối Cùng

0

Bài Giảng Cuối Cùng
Tác giả: Đánh Giáandy Pausch, Jeffrey Zaslow

Đánh Giá sách:
Cuốn sách kể về câu chuyện của giáo sư Đánh Giáandy trong thời gian đấu tranh với các khối u ở gan. Ông đã sử dụng thời gian hữu hạn của mình để sống giá trị, và ông đã viết lại những bài học từ cuộc đời mình để lưu lại cho người đọc và các con nhỏ của mình.

Bài giảng cuối cùng là một dự án của trường Đại học Carnegie Mellon, dành cho những giáo sư, tiến sĩ trước khi về hưu hoặc chấm dứt sự nghiệp giảng dạy của mình. Đánh Giáà đây không phải là buổi giảng trong một lớp học 30-40 sinh viên mà là dành cho hàng trăm người tham dự. Đánh Giáì lý do sức khoẻ, Giáo sư Đánh Giáandy Pausch đã thực hiện Bài giảng cuối cùng vào ngày 18/9/2007 khi ông 47 tuổi.

Đánh Giáài tháng sau buổi giảng đáng nhớ đó (cuối tháng 7-2008), Giáo sư Đánh Giáandy Pausch đã vĩnh viễn rời xa thế giới này. Trước khi qua đời, ông đã làm việc cật lực cùng Jeffrey Zaslow để tổng hợp những bài học kinh nghiệm từ cuộc sống của bản thân nhằm truyền lại cho thế hệ sau. Cuốn sách đã được hoàn thành gấp gáp trong thời gian kỷ lục bởi lý do mà ai cũng hiểu. Bài giảng cuối cùng thậm chí còn được xem là tác phẩm mà sinh viên năm thứ nhất nào ở Mỹ cũng cần phải đọc.

Đây không phải cuốn sách viết về cái chết, mà là cuốn sách mô tả lại sự sống. Các quan điểm về tình yêu, tình bạn, công việc, ước mơ, con cái và gia đình lần lượt đan xen kế tiếp nhau trong các chương nhỏ. Đặc biệt là những thông điệp rất ý nghĩa súc tích được giáo sư trình bày ra trước mắt chúng ta.

Ông dạy chúng ta cách chấp nhận hai mặt của tính cách một người. Ông kể rằng khi vợ chạy xe đâm vào chiếc khác, chiếc xe bị hư hỏng nặng, nhưng vẫn chạy tốt, người vợ sợ chồng sẽ bực tức nên khá lo âu. Nhưng ông cho rằng không cần thiết, xe chỉ là vật dụng, không phải biểu trưng địa vị xã hội, vì vậy không cần mang đi sửa chửa để lấy lại vẻ thẩm mỹ hào nhoáng. Nên ông quyết định vẫn dùng xe với các vết sứt và những chỗ móp méo. Điều này khiến vợ ông sửng sốt. Ông đã giải thích thế nào: “Đánh Giám không thể chỉ chấp nhận có mỗi một nửa vấn đề. Đánh Giám đã công nhận phần con người anh là đã không tỏ ra bực bội khi nhìn thấy cả hai chiếc xe không còn được nguyên vẹn như trước nhưng lại không muốn chấp nhận phần còn lại ở anh khi cho rằng không cần phải sửa những thứ vẫn còn dùng được.”. KHÔNG PHẢĐánh Giá CÁĐánh Giá GÌ SỨT SẸO CŨNG ĐỀU CẦN SỬA CHỮA.

Mỗi người nên học cách lắng nghe. Ông thừa nhận ông ‘chỉ là một kẻ xuẩn ngốc được thức tỉnh’. Khi còn là sinh viên ông cũng bị phủ nhận về tài năng, nhờ sự quan tâm của giáo sư của ông đã giúp ông nhận ra vấn đề của ông, và ai cũng có thể trở thành một ‘kẻ xuẩn ngốc thức tỉnh’ nếu biết lắng nghe người khác. Trong cuộc đời mỗi người không tránh khỏi sự thất bại. Nhưng bạn nên chấp nhận thất bại, vì nó là phần thiết yếu của cuộc sống. Kinh nghiệm là thứ bạn thu được khi bạn không đạt được điều mà bạn mong muốn. Đánh Giáà kinh nghiệm thường là thứ giá trị nhất mà bạn có thể chia sẻ. Đối với mỗi người, sự chân thành bền lâu tốt hơn sự tỏ ra ‘hợp thời’, và chúng ta không cần bận tâm đến những gì người khác nghĩ.

Mỗi người nên tự mua “bảo hiểm cảm xúc” cho bản thân, nghĩa là ta nên dành dụm và tích lũy tình cảm với bản thân và những người xung quanh. Chi phí cho bảo hiểm xúc cảm là thời gian chứ không phải tiền bạc. Nếu mình trả chi phí cho bảo hiểm cảm xúc ngay thời điểm hiện tại, khi mà ta còn thấy khỏe mạnh, thì thời gian tương lai ta sẽ nhận lại những phần tình cảm gồm cả vốn và lãi tích lũy. Mấy ai nghĩ đến điều này nhỉ?

Cuốn sách còn để lại những lời khuyên hữu ích cho những ai làm cha mẹ.
Ông khuyên các cha mẹ rằng, khi cho con tham gia một môn học ngoại khóa, đừng chăm chăm vào việc bắt con đạt được những thành tích như mình mong muốn, mà hãy để ý đến giá trị tinh thần mà môn học đó mang lại, chẳng hạn một môn thể thao, nó có thể mang lại tinh thần đồng đội, đức kiên trì, tinh thần thể thao, giá trị của sự nỗ lực và khả năng ứng xử trước nghịch cảnh.

Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó” – Đánh Giáandy Pausch

Mình xin trích dẫn lại một đoạn từ cuốn sách:

“Trong cuộc sống, nhiều người hay than vãn về đủ loại vấn đề. Nếu như họ dành một phần năng lượng ấy vào việc giải quyết các nhiệm vụ cần làm thì họ sẽ ngạc nhiên biết chừng nào khi nhìn thấy kết quả.

Ông Sandy Blatt, chủ nhà trọ khi tôi đang học cao học. Sau tai nạn bị xe tải đâm trong lúc đang đứng xếp dỡ các thùng vào hầm chứa của một toà nhà, ông Sandy đã vĩnh viễn mất đi cả hai tay lẫn hai chân.

Chuyện không may đó xảy đến đúng vào thời điểm cuộc sống của ông Sandy tràn đầy những hứa hẹn: ông là một vận động viên có tương lai xán lạn, đã đính hôn và chuẩn bị cưới vợ. Sau vụ tai nạn, ông không muốn trở thành gánh nặng cho vị hôn thê nên đã mở lời rằng: “Đánh Giám không hề cam kết với hoàn cảnh như thế này. Anh sẽ hiểu, nếu em muốn rút lui. Đánh Giám có thể an tâm ra đi”. Đánh Giáà cô gái ấy đã làm như vậy.

Ông Sandy không bao giờ than vãn về hoàn cảnh của mình. Không những vậy, ông luôn làm việc chăm chỉ và cuối cùng đã được cấp giấy phép hành nghề tư vấn hôn nhân. Hiện tại, ông đã kết hôn và nhận con nuôi.”

Từ câu chuyện của ông Sandy, Giáo sư Đánh Giáandy muốn nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: Than vãn chẳng ích gì, hãy làm việc tích cực. Tất cả chúng ta đều chỉ có thời gian và năng lượng hữu hạn. Thời gian chúng ta dành để than vãn chẳng hề giúp ta đạt được các mục đích trong đời và hẳn không làm cho ta thấy hạnh phúc hơn.

Còn rất nhiều bài học trong bài giảng của giáo sư Đánh Giáandy, hãy tự mình trải nghiệm chúng. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không chỉ đọc nó một lần đâu. Khi đọc xong bạn hãy lên Youtuber để xem đoạn video khoảng một tiếng đồng hồ của Giáo sư Đánh Giáandy Pausch khi ông trực tiếp thực hiện bài giảng cuối cùng của mình tại Đại học Carnegie Mellon.

Theo: Mandy Pei & Hà Phúc Quang

Leave a comment