Chia sẻ những tip thiết thực

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Chương 2

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Chương 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức môn học một cách tốt hơn và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Bài mở đầu

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Chương 1

Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Chương 3

Câu hỏi Lịch sử văn minh thế giới – Chương 2

  • Câu 1: Điều kiện tự nhiên và dân cư của nền văn minh Ấn Độ?
  • Câu 2: Những thành tựu của văn minh Ấn Độ là gì?
  • Câu 3: Anh chị hãy trình bày nội dung của nền văn minh sông Ấn ?
  • Câu 4: Thành tựu về ngôn ngữ và chữ viết của nền văn minh Ấn Độ?
  • Câu 5: Các trào lưu Triệt Học của Ấn Độ?
  • Câu 6: Thành tựu về Kiến trúc và Điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ ?
  • Câu 7: Thành tựu về Khoa học – Kĩ thuật của nền văn minh Ấn độ ?
  • Câu 8: Anh/Chị hãy trình bày nội dung về Đạo Bà La môn và Ấn Độ giáo ?
  • Câu 9: Trình bày nội dung của Đạo Phật của nền văn minh Ấn Độ ?
  • Câu 10: Trình bày thành tự về Văn học của nền Văn minh Ấn Độ ?

Câu 2: Những thành tựu của văn minh Ấn Độ là gì?

Chữ viết và ngôn ngữ

Đạo Bà La môn và Ấn Độ giáo, Đạo Phật các trào lưu triết học Ấn Độ.

Kiến trúc điêu khắc

Khoa học kĩ thuật

Câu 3: Anh chị hãy trình bày nội dung của nền văn minh sông Ấn ?

Đầu thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nền văn minh sông Ấn (TNK III-1/2 TNK II TCN). Di chỉ khảo cổ của hai thành phố Harappa và Môhengiơ Đarô đã chứng minh rằng thành phố được chia làm thành 2 khu tách biệt: khu “thánh” và khu “phố”.

Qua các tài liệu khảo cổ học, có thể thấy thời kì văn minh sông Ấn là thời kì Ấn Độ đã bước vào xã hội có giai cấp, có nhà nước, có sự mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn.

Sau một thời gian tồn tại, nền văn minh sông Ấn bị hủy diệt bởi sự tàn phá của thiên tai, chủ yếu là những trận lụt dữ dội ở vùng hạ lưu sông Ấn

Câu 4: Thành tựu về ngôn ngữ và chữ viết của nền văn minh Ấn Độ?

Ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp, nhưng đó là những đóng góp đặc sắc của cư dân nền văn minh sông Ấn là tạo ra chữ viết khắc trên 3.000 con dấu. Loại chữ viết này là chữ ghi âm và ghi vần, viết từ phải sang trái, có 62 dấu sau còn 22.

Ấn Độ còn có chữ Brami. Chữ Brami là cơ sở để tạo chữ Sankrit (chữ Phạn), là ngôn ngữ Ấn-Âu, chữ Thánh gồm: 35 phụ âm, 13 nguyên âm, 12 nguyên âm giữa, 200 loại hình kết cấu để ghi tổ hợp giữa nguyên và phụ âm. Trên cơ sở chữ Brami họ tạo ra chữ viết Sankrit. Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã lấy đó làm nền tảng cho sự ra đời chữ viết của dân tộc mình.

Cùng với Sankrit, cư dân Ấn Độ còn dùng tiếng Pali, mà cơ sở của nó là khẩu ngữ vùng Magada để viết kinh. Do sự phát triển của khẩu ngữ này mà tiếng Pali trở thành một loại từ ngữ như tiếng Phạn.

Hiện nay, ở các nước Phật giáo phái Tiểu thừa thịnh hành như Srilanca, Mianmar, Thái Lan, tiếng Pali vẫn được sử dụng như một loại ngôn ngữ mà giới sư sãi dùng để tụng kinh.

Ngôn ngữ Ấn Độ phức tạp đã tạo điều kiện cho nhiều học giả chuyên tâm nghiên cứu về ngôn ngữ học. Học giả Panini là người đã viết ra một quyển ngữ pháp tiếng Phạn có ảnh hưởng rất lớn đối với môn so sánh ngữ học châu Âu hiện đại.

Câu 5: Các trào lưu Triệt Học của Ấn Độ?

Ấn Độ là một trong những cái nôi của triết học phương Đông. Hệ thống triết học hoàn chỉnh của Ấn Độ bao gồm các quan niệm về tôn giáo, vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia.

Có rất nhiều trường phái nhưng tựu trung lại có 2 phái: Phái Chính thống: với 6 hệ phái và phái tà giáo có 3 hệ phái.

Đặc điểm của triết học Ấn Độ:

  • Đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản của triết học hiện đại, trong đó phần sinh động và giàu sức sống nhất là phần triết học nhân bản.
  • Triết học Ấn Độ có hình thức biểu đạt, Triết học Ấn và tôn giáo đan xen với nhau, tạo nên vẻ đẹp thâm trần và bí ẩn Tử tưởng đặc sắc nhất trong triết học Ấn là tư tưởng về con đường giải thoát

Câu 6: Thành tựu về Kiến trúc và Điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ ?

– Kiến trúc: Được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử văn minh Ấn Độ, kiến trúc Ấn mang sắc thái riêng độc đáo với các kiểu loại hình kiến trúc: cột đá, mộ tháp, chùa chiền, hình tháp, cung điện…

  • Tiêu biểu là tháp Xansi ở Trung Ấn
  • Loại hình kiến trúc cột đá được gọi là Xtamba
  • Chùa ở hang Agianta
  • Kiến trúc Ấn Độ còn in đậm dấu ấn của đạo Hồi, những nhà thờ Hồi giáo, các cung điện, lăng tẩm mang dáng dấp Ả Rập, Ba Tư
  • Trong đó, tháp Kubminar ở Đêli đánh dấu sự chuyển biến của hai loại hình kiến trúc Ấn-Hồi

– Điêu khắc

  • Ấn Độ cũng có những tiến bộ đáng kể chủ yếu là khắc tượng Phật và các tượng thần của đạo Hindu. Các tượng Phật bằng đá, một số ít bằng đồng phản ánh vẻ từ bi, anh linh khi nhập thiền với cặp mắt sâu lắng, trầm lặng chứa đựng nỗi ưu tư hướng tới cõi vĩnh hằng. Còn các bức tượng thần được thể hiện bằng người hoặc là hình ảnh hóa thân như lợn rừng, con nhân sư…
  • Tượng thần Shiva có mặt khắp nơi, với con mắt thứ 3 nằm giữa trán, với tƣợng bò rừng Nantin là vật cưỡi của thần, trụ đá Liuga là biểu tượng sinh thực khí của nam giới. Ngoài các tượng thần linh là tượng các thú vật gắn liền với các vấn đề tôn giáo như cột trụ bằng đá ở Sacnac, tượng khỉ ở Hanaman miền Nam Ấn Độ.

Câu 7: Thành tựu về Khoa học – Kĩ thuật của nền văn minh Ấn độ ?

Thiên văn học:

Ra đời từ rất sớm ở Ấn Độ, tác phẩm thiên văn học cổ nhất là Xitdanca ra đời năm 425 TCN. Họ đã biết đến nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân thu và phân thu; quả đất, mặt trăng đều là hình cầu, biết sự vận động của các ngôi sao chính cũng như phân biệt được 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Hải tinh. Đặc biệt người Ấn Độ biết chia một năm làm 12 tháng theo chu kì mặt trăng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 5 năm có một tháng nhuận.

Toán học:

Người Ấn Độ cổ đại có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra cách đếm của hệ số 10, trong đó có số 0 mà người Ấn Độ gọi là Synhia (tiếng không). Hệ số đếm của Ấn Độ được coi là hệ số hoàn thiện nhất trong tất cả mọi hệ số đếm thời cổ đại.

Y học:

Cũng đạt nhiều thành tựu lớn, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh như cắt màng mắt, lấy sỏi thận, lấy thai, nắn lại các chỗ xương gãy…

Hóa học

Ấn Độ cũng ra đời sớm và phát triển do yêu cầu của kĩ nghệ nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh…

=> Tóm lại, thởi cổ-trung đại, Ấn Độ đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ. Nền văn hóa đó để lại những dấu ấn đậm nét, mang bản sắc dân tộc độc đáo đã làm cho Ấn Độ trở thành một trung tâm văn minh lớn vào loại bậc nhất của thế giới cổ trung đại. Nền văn hóa ấy đã ảnh hưởng rất sâu sắc tới sự phát triển của Ấn Độ trong các giai đoạn về sau và đã có những đóng góp rất quan trọng vào nền văn minh của thế giới.

Câu 8: Anh/Chị hãy trình bày nội dung về Đạo Bà La môn và Ấn Độ giáo ?

Đạo Bà La môn: là tôn giáo đa thần cổ xưa nhất của Ấn độ, không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội. Tôn giáo này có những lễ nghi hà khắc: Nhân tế, Mã tế, tục Sa ti.

Đối tượng thờ cúng của tôn giáo này là đa thần trong đó quan trọng nhất là Thần sáng tạo, Thần hủy diệt và Thần bảo vệ. Giáo lý là các tập kinh Vê đa sớm và Vê đa muộn.

Những tư tưởng đặc sắc của tôn giáo này là: Ta và Thần là một, Nghiệp báo luân hồi, Giải thoát và con đường giải thoát.

Do sự bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho các đẳng cấp Bà La môn, bảo vệ sự không bình đẳng trong xã hội vì vậy mặc dù Bà La môn lúc đầu được truyền bá rộng rãi trong cư dân Ấn Độ buộc phải nhường chỗ cho một tôn giáo mới là Đạo Phật. Nhưng sau đó, Đạo Phật phải nhường chỗ cho Hindu – tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ- đó là Ấn Độ giáo.

Ấn Độ giáo: là đạo Bà la môn phát triển lên. Trên cơ sở đạo Bà la môn, đạo Hinđu là sự phát triển cả về kinh điển, giáo lý, những lễ nghi, con đường giải thoát.

Điểm đặc sắc nhất của Hinđu giáo: đó là một tôn giáo mở, nó không ngừng tiếp thu những yếu tố ngoài. Con đường giải thoát với 2 xu hướng song song vừa túng dục vô độ vừa cao cả thanh tịnh cũng chính là một điểm độc đáo của nó, vì thế nó “Vừa là một tôn giáo của nhà sư vừa là một tôn giáo của vũ nữ”. Đạo Hinđu vừa phản ánh đúng thực tại xã hội lại vừa có những điểm có lợi cho giai cấp thống trị nên nó bắt rễ sâu vào đời sống xã hội Ấn độ.

Ấn Độ giáo thờ ba vị thần thƣợng đẳng: Brama (sáng tạo), Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt). Ngoài ra còn thờ các thần lớn, nhỏ khác nhau đều là hóa thân của Vishnu và Shiva. Ấn Độ giáo ngày càng phát triển và lớn mạnh, trở thành quốc giáo của Ấn Độ (chiếm 80% dân số).

Câu 9: Trình bày nội dung của Đạo Phật của nền văn minh Ấn Độ ?

Ra đời từ thế kỉ VI TCN. Theo truyền thuyết do Xíchđạtđa Gôtama, hiệu là Xariamuni mà ta quen gọi là Thích Ca Mâu Ni (563 – 483), con của vua Suđôđana nước Kapilavaxtu (một phần miền Nam nước Nêpan và là bộ phận của Ấn Độ ngày nay).

Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lí giải về nỗi khổ đau và giải thoát nổi khổ đau… chỉ chủ yếu là sự cứu vớt.

Tập trung trong tứ diệu đế (bốn nghĩa lí siêu cao) bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Tại Đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập ở Casơmia đã hình thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa.

Sự phân biệt giữa phái Đại thừa và Tiểu thừa còn thể hiện:

  • Phái Đại thừa mặc áo nâu, tự lao động kiếm sống
  • Phái Tiểu thừa mặc áo vàng, đi khất thực.

Câu 10: Trình bày thành tự về Văn học của nền Văn minh Ấn Độ ?

Văn học Ấn Độ phong phú và giàu bản sắc: các lễ hội, tôn giáo, tập tục dân gian làm cho người Ấn Độ sảm xuất ra các bản trường ca và văn học. Phần lớn các tác phẩm văn học cổ điển Ấn Độ đều được biểu hiện bằng tiếng Phạn dưới hai dạng chủ yếu là kinh Vêđa và sử thi.

Kinh Vêđa: có 4 tập, 3 tập đầu là những bài ca và những lời cầu nguyện phản ánh quá trình người Arian xâm nhập Ấn Độ, sự tan rã của chế độ thị tộc và cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. Còn tập 4 chủ yếu đề cập đến sự phân biêt đẳng cấp và cả tình yêu lứa đôi.

Cư dân Ấn Độ cổ đại để lại 2 bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Rayamayana
Hai bộ sử thi này đƣợc coi là lớn nhất Ấn Độ, là hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại.

Thời Trung đại, văn học Ấn Độ có bước tiến mới về sân khấu và văn học. Nhà văn xuất sắc Gupta là Katlidasa ở thế kỉ V đã có ảnh hưởng lớn đến trào lưu văn học mới này. Ông là tác giả của các vở kịch nổi tiếng “Lòng dũng cảm của Vravasi” và truyện “Mười ông hoàng”.

Thế kỉ XII – XV, văn học Ấn có điều kiện phát triển mạnh. Thời kì này xuất hiện các tác giả nổi tiếng như Cabia (1440-1518), là một nhà tư tưởng, một thi sĩ có tài của Ấn Độ, đã trình bày tư tưởng của mình bằng một lối văn giản dị, dưới hình thức những câu thơ bài hát dễ nhớ để nhân dân có thể hiểu được.

—————————-

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi ôn thi môn Lịch sử văn minh thế giới – Chương 2. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng – Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post