Chia sẻ những tip thiết thực

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác để thấy những tình cảm cao đẹp cùng những xúc cảm chân thành đầy tha thiết của một người con miền Nam khi lần đầu ra thăm lăng Bác. Qua đó cũng thấy được những dòng thương nhớ rưng rưng cùng tiếng lòng mến yêu mà cả dân tộc đã dành cho Người – vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tip.edu.vn thể hiện những cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác. 

Mở bài cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác

Để thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn dành cho vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, văn học Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ, bài văn thể hiện thành công những tình cảm chân thành của biết bao thế hệ con người đối với Bác. Trong số những tác phẩm ấy, bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã gây được ấn tượng với người đọc bởi được ra đời và viết về một nội dung hết sức đặc biệt. Đó là việc tác giả đã ghi lại những cảm xúc của mình trong cuộc hành trình rất dài đi từ Nam ra Bắc để viếng lăng Bác Hồ.


Thân bài cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác

Trong quá trình tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của thi phẩm cũng như trình bày những cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác, các em cần nắm được đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm. 

Giới thiệu tác giả Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928 và mất năm 2005. Ông là một trong rất nhiều tác giả nhận được giải thưởng danh giá – Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Sở dĩ người con miền quê An Giang được nhận giải thưởng này là vì ông đã có những đóng góp rất quan trọng cho văn học nước nhà trong suốt quá trình hoạt động sôi nổi ở lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, những nhiệt huyết trong sáng tác được Viễn Phương duy trì miệt mài và đầy kiên trì trong những năm tháng tham gia hoạt động cách mạng. 

Chính vì nhận thức sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh nên Viễn Phương đã dốc sức tìm cách để xoa dịu đi những mất mát, thương tổn về tinh thần cho nhân dân bằng những sáng tác của mình. Và sự thật thì những nỗ lực đã không làm ông thất vọng khi những tác phẩm của ông đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người đọc. 

Những sáng tác ấy có thể kể đến là Mắt sáng học trò”, “Đám cưới giữa mùa xuân”. Nhờ uy tín và tâm huyết đối với công việc việc sáng tác, về sau, Viễn Phương đã được tin tưởng giao phó đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng mà ông dốc lòng theo đuổi, ví dụ như: Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Đôi nét thi phẩm Viếng lăng Bác

Như đã giới thiệu, bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt vào năm 1976. Trong thời điểm đất nước hoàn toàn thống nhất, giấc mơ sum họp một nhà của hai miền Nam – Bắc đã trở thành hiện thực. Thế nhưng, Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã không thể trực tiếp nhìn thấy ngày đất nước hòa bình hoàn toàn. 

Thế nên, trong dịp công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành đúng vào khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, Viễn Phương cùng một số đồng bào đã vinh dự đại diện cho nhân dân miền Nam vượt ngàn cây số xa xôi để ra viếng Bác, đồng thời cũng như một dịp được trực tiếp báo với Bác tin thắng lợi ở miền Nam. Đó là hoàn cảnh bắt nguồn cho cảm xúc để Viễn Phương viết nên tác phẩm này và về sau, bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978) và có sức lan tỏa rộng rãi.

cảm nhận của em về bài thơ viếng lăng bác và hình ảnh minh họa

Trình bày những cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác

Cảm xúc khi đến viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Trong khổ thơ đầu, tác giả đã thể hiện những cảm xúc chân thành của mình khi được viếng lăng Bác:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa đứng thẳng hàng.”

Đã từ rất lâu, trong trái tim Bác Hồ luôn có một vị trí quan trọng dành cho miền Nam. Bác từng nói: “miền Nam trong trái tim tôi” và vẫn luôn mong mỏi có thể đặt chân đến khúc ruột yêu thương ấy của đất nước. Thế nhưng tiếc là đến khi miền Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn thì không thể đón Bác vào thăm nữa. 

Những đứa con miền Nam giờ đây khi vượt ngàn cây số xa xôi đã đến với Người và gửi lời chào với biết bao cảm xúc: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Lời chào cũng chính là lời thông báo rằng không thể để Bác đợi lâu, chúng con là những đứa con của miền đất luôn trong tim Bác, chúng con đã tới để thăm Người. 

Vậy là sau bao nhiêu tháng ngày chờ đợi, háo hức, những người con phương Nam đã đến được với Bác. Hiện diện đầu tiên trước mắt họ là hàng tre xanh của Việt Nam. Từ xa xưa, tre vốn là biểu tượng quen thuộc cho tinh thần và khí phách của con người Việt Nam. Điều này đã được thể hiện trong rất nhiều những tác phẩm văn học. Tiêu biểu là tác phẩm của Nguyễn Duy đã nói lên những phẩm chất tốt đẹp của loài tre:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Thế là từ đời này nối tiếp đời kia, tre tượng trưng cho những cốt cách tốt đẹp của con người và giờ đây hiện diện quanh lăng Bác như một đội quân vững vàng trước “bão táp mưa sa” để có thể bảo vệ cho Người. 

Xem chi tiết >>> Cảm nhận khổ 1 bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Khung cảnh thiên nhiên quanh lăng Bác qua cảm xúc nhà thơ

Trong cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác sẽ thấy sau lời thông báo về sự xuất hiện của nhân vật trữ tình, ở đoạn thơ thứ hai, nhà thơ đã phác họa lên khung cảnh thiên nhiên quanh lăng Bác và sự viếng thăm của đoàn người:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hai hình ảnh “mặt trời”“tràng hoa” xuất hiện trong khổ thơ khiến ta có cảm giác như sự tồn tại của những gì là bất biến, là mãi mãi bên Bác. Nếu như trên cao xanh là hình ảnh của mặt trời – ngọn nguồn của ánh sáng và là sự sống của con người thì bên trong lăng cũng có một vầng thái dương là Bác – ngọn nguồn của ánh sáng và sự sống của dân tộc Việt Nam. 

Mặt trời của tự nhiên và sức sống của Bác luôn song hành cùng nhau để mang đến cho nhân dân ta những điều tốt lành nhất, tươi sáng nhất. Đáp lại tình cảm nồng hậu mà Bác dành cho đất nước, hằng ngày dòng người đến thăm lăng Bác vẫn không hề ngớt vơi mà cứ thế nối tiếp, nối dài như một tràng hoa tươi thắm để mỗi ngày đều có thể rạng ngời xuất hiện trước Người. 

Đó là những thành kính dâng tặng vị cha già vĩ đại đã dành bảy mươi chín mùa xuân của cuộc đời cho dân, cho nước. Chính vì vậy mà hai hình ảnh nói trên đã được tác giả xây dựng thành những hình ảnh biểu trưng, gợi cảm xúc mạnh để có thể ghi lại hết những gì tốt nhất, đẹp nhất trong mối quan hệ tình cảm sâu đậm giữa Bác và nhân dân.

Sự ra đi của Bác để lại bao tiếc thương và ngậm ngùi cho dân tộc

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác sẽ thấy đây là hành trình tiếp diễn với sự việc nhà thơ bước tận mắt nhìn thấy Bác, để rồi trong lòng lại dâng lên một niềm tiếc thương vô hạn:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Dường như thiên nhiên lúc nào cũng luôn song hành cùng với cuộc đời của Bác. Nếu ở khổ trước, Bác xuất hiện trong mối liên hệ của hình ảnh mặt trời thì lúc này hình ảnh Bác ngủ yên giấc lại gợi cảm giác êm đềm hơn bao giờ hết giữa khung cảnh của “vầng trăng sáng dịu hiền”. Trong đời thơ của Hồ Chí Minh, trăng luôn là một người bạn đồng hành thủy chung son sắt. Trong cảm nhận của Bác, trăng rất đẹp trong sự hài hòa với các hình ảnh thiên nhiên khác:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

 Hay cũng có những lúc tuyệt vời như trong đêm nguyên tiêu:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

Đã không ngại chia sẻ cùng Bác trong những đêm bàn việc quân trên thuyền nơi thâm xứ:

“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Giờ đây, trong phút giây được ngơi nghỉ sau biết bao năm tháng tất bật vì sự nghiệp quốc gia, trăng lại đến bên Bác, vẫn dịu dàng, hiền lành như trước nay không hề thay đổi. Trông Bác ngủ bình yên như thế nhưng không hiểu sao cứ cảm thấy nghẹn ngào và đau lòng khôn xiết. 

Cảm giác “nhói” trong tim là một cảm giác vừa thực tế và cũng vừa thành kính. Có lẽ đó là cảm xúc chung của tất cả mọi người dẫu vẫn biết sự nghiệp, thành quả mà Người để lại vẫn bất diệt như “trời xanh là mãi mãi” và trường tồn cùng núi sông. Nhắc đến sự hiện tồn của những thứ thuộc về Bác nhưng Bác lại không còn nữa, Tố Hữu đã có những câu thơ rất xúc động trong bài thơ “Bác ơi!”:

“Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Thật sự, hằng ngày, từng giờ, mặc dù những kỉ vật cùng những kỉ niệm về Bác vẫn luôn tồn tại trong tim mỗi người nhưng lại cũng có một sự thật không thể thay đổi là Bác đã ra đi.

Xem chi tiết >>> Cảm nhận khổ 3 bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương  

Cuộc chia tay đầy xúc động và ước muốn hóa thân của nhà thơ

Khi được nhìn thấy hình ảnh của Bác trong lăng cũng là lúc nhân vật trữ tình nhận ra mình không thể ở mãi bên Bác, rồi sẽ đến thời điểm phải chia xa nhưng trong giây phút hiện tại đã thấy luyến tiếc và mong muốn được ở bên Người mãi:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Với những cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác sẽ thấy đây là hành trình đến thăm lăng Bác của tác giả từ phương xa cũng là hành trình của cảm xúc từ “thấy” đến “nhói” và bây giờ là “thương trào nước mắt”. Dù có trưởng thành đến đâu, từng trải đến nhường nào thì khi cảm xúc vượt quá giới hạn, người ta cũng không thể kìm giữ trong lòng. Nhân vật của chúng ta ở đây cũng như vậy và cảm xúc chân thành dành cho Bác đã hóa thành mong muốn được bên Bác mãi mãi qua tâm nguyện “muốn làm”:

Trong cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác, sẽ thấy điệp từ “muốn làm” được láy lại đến ba lần là một cách thể hiện sự thành tâm và da diết được hóa thân thành những gì tốt đẹp nhất của nhân gian để mang lại âm thanh rộn rã, màu sắc hương thơm và cả sự trung hiếu, vững vàng cho Người.

phân tích và cảm nhận của em về bài thơ viếng lăng bác

Nhận xét qua cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác

Thông qua bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành của một người con phương Nam khi đến thăm Bác: ban đầu là trang nghiêm, tự hào sau đó là đau đớn, tiếc thương và cuối cùng là vỡ òa trong nghẹn ngào. Hành trình đến thăm Bác của nhân vật trữ tình dưới ngòi bút của Viễn Phương đã đồng thời trở thành hành trình của những cảm xúc tha thiết, thành tâm và tạo được niềm xúc động khôn nguôi trong lòng người đọc…

Bên cạnh đó, thành công của tác phẩm không chỉ được thể hiện ở phương diện nội dung mà còn được tạo ra từ những đặc sắc nghệ thuật. Trong bài thơ này, Viễn Phương đã sử dụng giọng thơ chậm rãi, từ tốn và kết hợp cùng với các yếu tố như: thể thơ, từ ngữ, nhịp điệu để thể hiện trọn vẹn cảm xúc của mình.

Kết bài: Tóm lại, với “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương đã góp vào những trang viết về Hồ Chí Minh của văn học Việt Nam một tác phẩm thật xúc động và mang nhiều giá trị. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng thổn thức của riêng tác giả trong ngày được đến thăm lăng Bác mà đây còn là tấm chân tình vừa tha thiết, thành kính và cũng vừa tự hào của nhân dân cả nước dành cho Người.

Dàn ý cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác

Mở bài cảm nhận bài thơ Viếng lăng bác

  • Giới thiệu tác giả Viễn Phương cùng tác phẩm Viếng lăng Bác.
  • Sơ qua về giá trị đặc sắc của nội dung cũng như nghệ thuật.

Thân bài cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác

  • Những cảm xúc khi lần đầu đến thăm lăng Bác của tác giả.
  • Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên quanh lăng Bác.
  • Sự xót xa, tiếc nuối, ngậm ngùi về sự ra đi của Người. 
  • Cuộc chia tay đầy xúc động cùng ước muốn hóa thân của nhà thơ.

Kết bài cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác

  • Tóm tắt lại những giá trị nổi bật của tác phẩm.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân trong những cảm nhận của em về bài thơ viếng lăng bác.

Có thể thấy, với những cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác đã giúp khắc họa tình cảm của nhân dân ta với vị cha già kính yêu của dân tộc. Qua đó cũng cho thấy hình ảnh về Bác sẽ luôn vĩnh hằng và bất tử trong trái tim mỗi người con của dải đất chữ S. Hy vọng với bài viết trên đây về chủ đề trình bày cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng bác đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu có bất cứ câu hỏi hay bổ sung gì cho bài viết cảm nhận của em về bài thơ viếng lăng bác, đừng quên để lại trong phần nhận xét bên dưới nhé!

Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post