Chia sẻ những tip thiết thực

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

  • Một số thao tác lập luận:
  • Bảng thống kê các thao tác lập luận trong văn nghị luận
  • Ví dụ minh hoạ

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Tip.edu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Các thao tác lập luận trong văn nghị luận để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về các thao tác lập luận trong văn nghị luận nhé. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, Tip.edu.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn
  • Luyện tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận siêu ngắn

Một số thao tác lập luận:

1. Thao tác lập luận giải thích:

  • Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
  • Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích:

  • Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
  • Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh:

Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa (về), roài (rồi), khoai (khó) ><in (xin), lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm L buồn; :(( , T _ T khóc; J cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; <3 yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy.

…Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực – ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….”

(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

3. Thao tác lập luận phân tích

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

(Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)

4. Thao tác bình luận

“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.

(Bài viết tham khảo)

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

5. Thao tác lập luận so sánh

VD 1: “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.

(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)

VD 2: Người xưa vẫn coi cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ là biểu trưng cho một lí tưởng sống anh hùng. Thì ông lái đò sông Đà này, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, cũng chính là con người cưỡi gió đạp sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đấy còn gì! Nhà văn đã dùng tâm tả cuộc chiến giữa ông lái với dòng sông theo hướng: Thoạt đầu tưởng như hai bên rất không cân sức Thế nhưng ba lớp trùng vây thạch trận đầy cửa tử cửa sinh đã không ăn chết được con thuyền đơn độc hết chỗ lùi. Các dũng tướng phá trận ngày xưa, nếu vào đúng cửa sinh và đanh thốc ra đúng cửa sinh là đối phương tan tanh thế trận. Ông đò của Nguyễn Tuân cũng thế. Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông đò, cùng mỗi người chúng ta nghiền ngẫm điều triết lí: giữa cái thế giới của độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh. Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu. Ông đâu có cánh tay Héc-quyn nào để so sánh được với sức lực của Thuỷ Tinh. Nhưng ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Và cái kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh, không, phải nói là cái trí tuệ của người lao động ấy đã khiến cho ông lái, dù trong tay chỉ có cây chèo (cái que nhỏ giữa nguy nga sóng thác) vẫn có thể phá thành vượt ải như một chiến tướng bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống thiên nhiên

(Trích Người lái đò sông Đà, vẻ đẹp của một dòng sông chữ - Đỗ Kim Hồi Dẫn theo Nghĩ từ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, 1997)

6. Thao tác bác bỏ

VD1

“…Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

VD2

Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận dưới đây:

a. "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ, cho nên tôi không học ngoại ngữ."

b. "Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít lại ảnh hưởng không tốt đến thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và với thân thể."

Gợi ý làm bài:

- Lỗi sai trong các lập luận trên:

a. Lập luận sai, bởi: Đối tượng cần học ngoại ngữ không phải chỉ là người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ mà rộng hơn rất nhiều

b. Lập luận sai, bởi: Câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu...thì) của từng vế cụ thể

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới bạn đọc Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.  Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính trong bài viết rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được rõ một số thao tác lập luận trong văn nghị luận như thao tác lập luận giải thích, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận chứng minh, thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận bác bỏ, thao tác lập luận bình luận, đi kèm với đó còn có các ví dụ minh họa, bên cạnh đó còn có các ví dụ kèm theo... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn, Tip.edu.vn mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập của các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, Tip.edu.vn mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

▪️ TIP.EDU.VN chia sẻ tài liệu môn Toán các lớp 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 và ôn thi THPT Quốc gia, phục vụ tốt nhất cho các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong quá trình học tập – giảng dạy.
▪️ TIP.EDU.VN có trách nhiệm cung cấp đến bạn đọc những tài liệu và bài viết tốt nhất, cập nhật thường xuyên, kiểm định chất lượng nội dung kỹ càng trước khi đăng tải.
▪️ Bạn đọc không được sử dụng những tài nguyên trang web với mục đích trục lợi.
▪️ Tất cả các bài viết trên website này đều do chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Hãy ghi nguồn website https://tip.edu.vn/ khi copy bài viết.

Rate this post