Chia sẻ những tip thiết thực

Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài

0

Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài

HOT:

  • Đáp án đề thi Sử THPT Quốc Gia 2021
  • Đáp án đề thi Địa THPT Quốc Gia 2021

Từ năm 2017, môn Lịch sử được đưa vào kỳ thi THPT Quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử trong thời gian 50 phút. Rất nhiều học sinh lo lắng khi phải nhớ những sự kiện lịch sử gắn liền với mốc thời gian trong môn Lịch sử. Bởi tính chất khô khan và lượng kiến thức phải nhớ rất nhiều. Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng học thuộc và nhớ lâu hơn. Chúc các bạn học tốt.

  • Bảng thống kê sự kiện lịch sử thế giới theo bài
  • 1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12
  • 430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Các tổ chức cách mạng Việt Nam

BẢNG HỆ THỐNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ 12 THEO BÀI

BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925

Thời gian

Nội dung (Sự kiện)

5-6-1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

6-1919

Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam

1919

Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc

1920

Công nhân Sài Gòn – Chơ Lớn thành lập Công hội đỏ

7-1920

Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin.

12-1920

Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

1921

Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận

1922

– Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương

– Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội

1921-1923

Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân…

1923

Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì

6-1923

Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội

1923-1924

Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế

11-11-1924

Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam

8-1925

Công nhân thợ máy xưởng Ba son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân

1925

Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời

BÀI 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1925 – 1930

Thời gian

Nội dung (Sự kiện)

2-1925

Thành lập Cộng Sản đoàn

6-1925

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

21-6-1925

Ra đời báo Thanh Niên

1926-1927

Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng

1927

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh

25-12-1927

Thành lập Việt Nam quốc dân đảng

Cuối 1928

Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

2-1929

Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội

3-1929

Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì

5-1929

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước

17-6-1929

Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập

8-1929

Thành lập An Nam cộng sản đảng

9-1929

Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn

11-1929

An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương

1928-1929

Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân

6-1à8-2-1930

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ)

9-2-1930

Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ

24-2-1930

Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN

3-2-1930

Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN

2-1930

Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua

BÀI 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

Thời gian

Nội dung (Sự kiện)

1-5-1930

Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động

12-9-1930

Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên

9-1930

Xô viết ra đời ở Nghệ An

Cuối 1930 đầu 1931

Xô Viết ra đời ở Hà Tĩnh

10-1930

Luận Cương chính trị tháng 10 – Trần Phú

BÀI 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

Thời gian

Nội dung (sự kiện)

3-1935

Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc)

7-1935

Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII

6-1936

Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền

7-1936

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ)

11-1936

Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời

3-1938

Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

BÀI 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI

Thời gian

Nội dung (Sự kiện)

11-1939

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VI (Bà Điểm – Hóc Môn)

22-9-1940

Nhật vào Việt Nam

11-1940

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VII họp ở Ba Đình , Bắc Ninh

28-1-1941

Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

10 → 19-5-1941

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII tại Pác Bó, Cao Bằng

19-5-1941

Mặt trận Việt Minh ra đời

1941

– Việt Nam Cứu quốc quân ra đời

– Thành lập Trung đội cứu quốc quân I và II

1943

– Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam, thành lập Hội Văn hóa cứu quốc

– Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng đẩy mạnh hoạt động, 19 ban xung phong “Nam tiến” ra đời

25 → 28-2-1943

Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Hà Nội) vạch ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

1944

Hội Văn Hóa cứu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam ra đời đứng trong hàng ngũ Việt Minh

25-2-1944

Trung đội Cứu quốc quân III ra đời

7-5-1944

Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị các cấp sửa soạn khởi nghĩa

22-12-1944

Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

9-3-1945

Nhật đảo chính Pháp

12-3-1945

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

15 → 20-4-1945

Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì

16-4-1945

Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp

15-5-1945

Hồ Chí Minh chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng

4-6-1945

Khu giải phóng Việt Bắc ra đời

13-8-1945

Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố Quân lệnh số 1

14 → 15-8-1945

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang)

16 → 17-8-1945

Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thống qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban GPDT Việt Nam

16-8-1945

Một đơn vị giải phóng quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên

18-8-1945

Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị

19-8-1945

Hà Nội giành chính quyền

23-8-1945

Huế giành chính quyền

25-8-1945

Sài Gòn giành chính quyền

28-8-1945

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

30-8-1945

Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ

2-9-1945

Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

BÀI 17. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN NGÀY 19-12-1946

Thời gian Nội dung sự kiện
2-9-1945 Quân Pháp xả súng vào đồng bào ta đang dự cuộc mít tinh ở Sài Gòn
23-9-1945 Pháp tiến công Sài Gòn – mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta lần hai bằng sự kiện đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ
8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ
5-10-1945 Lực lượng viễn chinh Pháp đến Sài Gòn
11-11-1945 Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật
6-1-1946 Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước lần đầu tiên giành thắng lợi

BÀI 18. NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG HIÊN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950)

Thời gian Nội dung (Sự kiện)
12-12-11946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”
15-12-1946 Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính
18-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải hạ vũ khí đầu hàng
Tối 19-12-1946 Thay mặt Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến
3-1947 Chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương
9-1947 Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi ra đời
1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông
19-12-1947 Pháp rút quân khỏi Việt Bắc
1949 Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp
5-1949 Pháp đề ra kế hoạc Rơve
6-1949 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định đi đến thống nhất thành
Mặt trận Liên Việt
1948-1949 Quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành
tiền phương của ta
1950 Chiến dịch Biên giới thu – đông
1-1950 Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và thiết lập
quan hệ ngoại giao với ta
7-2-1950 Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại
8-5-1950 Mỹ viện trợ tài chính và quân sự cho Pháp, chính thức dính liều vào chiến tranh ở Đông Dương

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây Tip.edu.vn vừa giới thiệu tới các bạn Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp những hệ thống thời gian sự kiện lịch sử Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, Tip.edu.vn mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

Để thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, Tip.edu.vn mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm nhiều tài liệu học tập nhé

Leave a comment