Chia sẻ những tip thiết thực

Bài tuyên truyền An toàn giao thông 2022

0

Bài tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2022

  • 1. Bài tuyên truyền an toàn giao thông ngắn gọn
  • 2. Bài tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
  • 3. Bài tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh THCS
  • 4. Bài tuyên truyền an toàn giao thông về nồng độ cồn
  • 5. Bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông
  • 6. Bài tuyên truyền về Hành lang an toàn giao thông đường bộ

Bài tuyên truyền về an toàn giao thông sẽ là những tài liệu bổ ích giúp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, từ đó sẽ giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là các mẫu bài tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh, trẻ nhỏ giúp nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông trong học đường.

Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, an toàn giao thông là mục tiêu chung của mọi người. Đặc biệt với những em học sinh, tương lai của đất nước, điều đó càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong kế hoạch từng tháng, nhà trường sẽ thực hiện tuyên truyền đến các em những vấn đề khác nhau. Với bài viết này, Tip.edu.vn mời các bạn tham khảo bài tuyên truyền An toàn giao thông.

Bài tuyên truyền về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh

Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông

1. Bài tuyên truyền an toàn giao thông ngắn gọn

1.1. Bài tuyên truyền mẫu 1

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xẩy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

IV. Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành

1. Lỗi vượt quá tốc độ

Khoản 11 điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu”. Nếu người tham gia giao thông vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể

– Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm lỗi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi : Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;

– Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy lỗi vượt quá tốc độ như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm sau đây:Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm hành vi: Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

2. Lỗi sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Khoản 8, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi: “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” Mọi hành vi vi phạm quy định trên sẽ bị xử phạt. Cụ thể:

– Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

– Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

3. Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d vầ điểm đ khoản 4, điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

4. Lỗi vi phạm về độ tuổi và lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham gia giao thông.

Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt đối với các vi phạm về lỗi thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông như sau:

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Học sinh, sinh viên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã – hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh, sinh viên Trường ………… các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những việc làm cụ thể như: Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông… Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch – đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng.

5. Bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra hơn 10.000 vụ TNGT, làm chết 4.800 người, bị thương 7.600 người. So với 9 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 2.321 vụ (giảm 18,31%), số người chết giảm 783 người (giảm 13,84%), số người bị thương giảm 2.010 người (giảm 20,9%). Tuy nhiên, đây vẫn là con số cao, số vụ tai nạn giao thông do xe tải nặng, ô tô đầu kéo, xe chở container tăng đột biến. Số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn ở mức cao là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xảy ra trên địa bàn quận …….., Công an quận…….. đề nghị người tham gia giao thông cần chấp hành tốt một số các quy định sau:

1. Nghiêm chỉnh chấp hành hướng dẫn của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, hiệu lệnh của người chỉ huy điều khiển giao thông. Đặc biệt, khi đi qua khu vực ùn tắc giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành theo hướng dẫn của người chỉ huy điều khiển giao thông, không được dừng, đỗ xe trái quy định gây cản trở giao thông.

2. Điều khiển phương tiện đi đúng phần đường, làn đường quy định; Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.

3. Khi chuyển hướng rẽ hoặc vượt xe phải có tín hiệu báo trước, chỉ được vượt, chuyển hướng khi có đủ điều kiện an toàn.

4. Chấp hành các quy định về dừng, đỗ xe và quay đầu xe.

5. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

6. Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

7. Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước của mình.

8. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện phải có đăng ký và gắn biển kiểm soát theo quy định.

9. Phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

10. Không dừng, đỗ xe, tụ tập dưới lòng đường, hè phố sai quy định.

11. Phải có tín hiệu báo hướng rẽ khi chuyển hướng, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

12. Không chở quá số người sai quy định; Không lạng lách, đánh võng trên đường.

13. Không họp chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ; Không tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người. Chấp hành Luật giao thông là thể hiện nét đẹp văn hóa của người tham gia giao thông góp phần giữ gìn đảm bảo TTATGT an toàn, thông suốt.

6. Bài tuyên truyền về Hành lang an toàn giao thông đường bộ

Thực hiện Kế hoạch ……….. về việc: Kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh, các hộ vi phạm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn. UBND……. đã thành lập tổ công tác xử lý các vi phạm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn từ ngày…….. Yêu cầu mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, mỗi người dân hãy gương mẫu, nâng cao ý thức tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT, VSMT:

1. Không lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không dựng mái che, để ô dù, treo, đặt biển quảng cáo, tập kết vật liệu xây dựng, đổ rác thải, rửa xe ôtô, mô tô, xe gắn máy sai quy định gây ảnh hưởng đến ATGT, TTĐT, VSMT.

2. Cam kết tự tháo dỡ, tự giải tỏa lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, gom rác, đổ rác đúng vị trí, đúng giờ quy định, có biện pháp sắp xếp các phương tiện của khách, không để dừng, đậu lấn chiếm hành lang, vỉa hè, lòng, lề đường cản trở giao thông.

3. Chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng. Mọi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Nghiêm túc chấp hành sau giải tỏa đảm bảo đường thông, hè thoáng, trật tự, văn minh.Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị; là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, của các cấp, các ngành, của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Riêng đối với khu phố 1,2,3,4, KP Xuân Tâm, KP Tân lập, KP Xuân Long có trục đường quốc lộ 47 đi qua, yêu cầu các hộ kinh doanh, đặt biển quảng cáo, bày bán hàng, để các loại vật liệu xây dựng và các loại vật liệu khác thực hiện nghiêm túc. Không được quá mốc hành lang là mương thoát nước hai bên đường. Nếu hộ nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các quy định của pháp luật về mức độ xử phạt vi phạm: được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ cụ thể:

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;

b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

đ) Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định;

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;

b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị,

đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;

e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ;

b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

đ) Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt;

e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe;

h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;

b) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Thêm vào đó, các bạn có thể tham khảo Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho Giáo viên; Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh:

  • Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên cấp Tiểu Học
  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên cấp Tiểu Học
  • Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên cấp THCS, THPT
  • Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai Giáo viên cấp THCS, THPT
  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh cấp THCS, THPT
Leave a comment